Hồ sơ thủ thủ tục thành lập doanh nghiệp xây dựng

  • 19/08/2024 10:00

Bạn đang ấp ủ ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và muốn thành lập một doanh nghiệp riêng? Bạn đang băn khoăn không biết cần những thủ tục gì và phải chuẩn bị những giấy tờ gì? Hãy cùng TASCO tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!!!

Hồ sơ thủ thủ tục thành lập doanh nghiệp xây dựng

 

1. Khái niệm Công ty Xây dựng

Công ty xây dựng là một đơn vị hoặc tổ chức có đầy đủ chức năng và năng lực để thực hiện các hoạt động liên quan đến thiết kế quản lý các công trình xây dựng như nhà ở, tòa nhà, cơ sở hạ tầng, cầu đường và các công trình công cộng khác. Công ty này có thể tham gia vào nhiều khâu khác nhau của một dự án xây dựng, từ khâu thiết kế, tư vấn, quản lý dự án cho đến thi công và hoàn thiện công trình.  Công ty xây dựng cần phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn và môi trường. Song công ty xây dựng phải đảm bảo rằng các công trình được xây dựng chất lượng và an toàn.

2. Thủ tục thành lập công ty xây dựng

Bước 1:

Khi thành lập công ty xây dựng quý doanh nhân cần phải chuẩn bị một số thông tin và giấy tờ cần thiết như sau:

  • Tên doanh nghiệp: Xác định tên doanh nghiệp bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng

           ( Vd: CÔNG TY TNHH 1 thành viên ABC)

  • Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp: Lưu ý địa chỉ trụ sở doanh nghiệp không được nằm tại nhà chung cư hoặc nhà tập thể.
  • Người đại diện hợp pháp theo pháp luật: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người cùng đại diện theo pháp luật. Đảm bảo rằng ít nhất có một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.
  • Thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập: Xác định tỷ lệ góp vốn và cung cấp giấy tờ chứng thực cá nhân, căn cước công dân, CĂN CƯỚC hoặc hộ chiếu.
  • Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Có danh sách mã ngành được quy định trong Quyết định số 27/2018/QĐ-Ttg.

Một số ngành nghề cho doanh nghiệp xây dựng tham khảo:

stt Tên ngành nghề Mã ngành
1. Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp 3320
2. Xây dựng nhà để ở 4101
3. Xây dựng nhà không để ở 4102
4. Xây dựng công trình đường sắt 4211
5. Xây dựng công trình đường bộ 4212
6. Xây dựng công trình điện 4221
7. Xây dựng công trình cấp, thoát nước 4222
8. Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc 4223
9. Xây dựng công trình công ích khác 4229
10. Xây dựng công trình thủy 4291
11. Xây dựng công trình khai khoáng 4292
12. Xây dựng công trình chế biến, chế tạo 4293
13. Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác 4299
14. Phá dỡ 4311
15. Chuẩn bị mặt bằng 4312
16. Lắp đặt hệ thống điện 4321
17. Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí 4322
 

 

18.

 

 

 

 

 

Lắp đặt hệ thống xây dựng khác

 

Chi tiết:

+ Thang máy, thang cuốn

+ Cửa cuốn, cửa tự động

+ Dây dẫn chống sét

+ Hệ thống hút bụi

+ Hệ thống âm thanh

+ Hệ thống cách âm, cách nhiệt, chống rung.

 

 

4329

 

 

19. Hoàn thiện công trình xây dựng 4330
20. Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác 4390
21. Bán buôn kim loại và quặng kim loại

 

( Không kinh doanh vàng miếng)

4662
 

 

 

 

 

22.

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

 

Chi tiết:

–         Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến;

–         Bán buôn xi măng;

–         Bán buôn gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi;

–         Bán buôn kính xây dựng;

–         Bán buôn sơn, vécni;

–         Bán buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh;

–         Bán buôn đồ ngũ kim;

 

 

 

 

 

4663

23. Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh 4752
24. Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh  

 

4759

 

25. Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê 6810
26. Kiểm tra và phân tích kỹ thuật 7120
27. Hoạt động thiết kế chuyên dụng

 

Chi tiết: Hoạt động trang trí nội ngoại thất

7410

 

Bước 2: Nộp hồ sơ lên sở kế hoạch đầu tư

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) hoặc danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư người nước ngoài (đối với công ty cổ phần).
  4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
  5. Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  6. Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty bao gồm: thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông và được áp dụng khi họ là nhà đầu tư nước ngoài.
  7. Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty, thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài nếu họ là tổ chức.
  8. Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài nếu họ là tổ chức, và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  9. Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có).
  10. Giấy ủy quyền nếu doanh nghiệp ủy quyền cho đối tượng khác đăng ký thành lập

Các thông tin này sẽ được sử dụng khi  đăng ký doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.

 

Cơ quan giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

Thời hạn giải quyết: Trong khoảng thời gian làm việc 03 ngày, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ nộp đủ điều kiện và hoàn chỉnh.

 

Bước 3: Khắc con dấu cho doanh nghiệp

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần thực hiện việc khắc dấu pháp nhân cho công ty của mình. Hiện tại, luật không quy định về thủ tục thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, và doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm khắc dấu và quản lý con dấu của mình.

Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải công bố thông tin công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự và thủ tục quy định trong vòng 30 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận.

Bước 5: Hoàn tất thủ tục sau khi thành lập công ty xây dựng

Sau khi thành lập công ty xây dựng, bạn cần thực hiện các bước theo trình tự sau:

  • Treo biển công ty tại địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp.
  • Thực hiện mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp và thông báo đến cơ quan có thẩm quyền của nhà nước.
  • Đăng ký sử dụng chữ ký số điện tử để có thể thực hiện việc nộp thuế điện tử.
  • Thông báo về việc áp dụng hóa đơn điện tử.
  • Tiến hành kê khai và nộp thuế môn bài theo hướng dẫn quy định.
  • Đảm bảo góp vốn đầy đủ và tuân thủ thời hạn 90 ngày tính từ ngày cấp giấy đăng ký kinh doanh.
  • Yêu cầu cấp hoặc chuẩn bị chứng chỉ hoạt động nếu cần, trước khi ký hợp đồng và phát hóa đơn trong trường hợp các ngành yêu cầu điều này.

Để thực hiện toàn các bước trên một cách đơn giản và hiệu quả nhất hãy đến với TASCO. TASCO mang đến cho bạn giải pháp toàn diện để bạn bắt đầu và quản lý doanh nghiệp trong ngành xây dựng. Chúng tôi cam kết cung cấp sự hỗ trợ chuyên sâu và chi tiết từ quá trình đăng ký đến khi doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả.

TASCO với phương châm kinh doanh "TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM - CHUYÊN NGHIỆP" đảm bảo cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp, kế toán thuế uy tín và chuyên nghiệp nhất.

Đội ngũ chuyên viên tư vấn của TASCO có chứng chỉ hành nghề đại lý thuế, được thường xuyên đào tạo, cập nhật chính sách thuế hàng tuần, hàng tháng sẽ cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tư vấn đáng tin cậy. 

 Tasco luôn luôn đặt chất lượng phục vụ và lợi ích khách hàng lên hàng đầu. Cam kết chịu trách nhiệm nộp phạt thay khách hàng nếu do lỗi từ Tasco.  Giúp khách hàng giảm thiểu tối đa rủi ro về thuế, tối ưu số thuế phải nộp, tuân thủ đúng quy định pháp luật về thuế.

Điều kiện thành lập công ty xây dựng

 

3. Điều kiện thành lập công ty xây dựng

Điều kiện về cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp xây dựng

Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 59/2020/QH14 quy định về thành lập các công ty xây dựng. Theo quy định, tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập, góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Ngoại trừ những trường hợp sau:

  • Tổ chức không có tư cách pháp nhân.
  • Người dưới 18 tuổi hoặc không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
  • Cơ quan nhà nước và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản của nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh với mục tiêu lợi ích riêng.
  • Cán bộ, công chức, và viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, và viên chức.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, và quân nhân chuyên nghiệp, cùng với công nhân quốc phòng trong các cơ quan và đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam. Tương tự, sĩ quan và hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan và đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam.
  • Cán bộ lãnh đạo và quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu của nhà nước, trừ những người được uỷ quyền để đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác.
  • Người đang thụ án tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh.
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
  • Điều kiện về chứng chỉ hành nghề khi thành lập công ty tư vấn xây dựng
  • Nếu doanh nghiệp chọn đăng ký trong nhóm ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp thông thường, không có các yêu cầu cụ thể về vốn, trình độ, hoặc kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp quyết định hoạt động trong các lĩnh vực sau đây, họ phải có chứng chỉ năng lực liên quan đến xây dựng:
  • Khảo sát xây dựng.
  • Lập quy hoạch xây dựng.
  • Thiết kế và kiểm tra thiết kế dự án xây dựng.
  • Lập và kiểm tra dự án đầu tư xây dựng.
  • Tư vấn quản lý dự án.
  • Thi công xây dựng công trình.
  • Giám sát thi công xây dựng.
  • Kiểm định xây dựng.
  • Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
  • Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần xem xét và lựa chọn ngành hoặc nghề phù hợp nhất để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra một cách hiệu quả.

 

4. câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty tư vấn xây dựng:

  1. Mở công ty tư vấn xây dựng cần bao nhiêu vốn?

    Luật pháp không quy định cụ thể mức vốn điều lệ tối thiểu cho công ty tư vấn xây dựng. Tuy nhiên, để hoạt động hiệu quả và cạnh tranh, doanh nghiệp nên chuẩn bị một nguồn vốn đủ lớn để đáp ứng các chi phí ban đầu như: thuê văn phòng, trang bị thiết bị, trả lương nhân viên, chi phí marketing... Mức vốn điều lệ nên phù hợp với quy mô và phạm vi hoạt động mà công ty hướng tới.

  2. Giám đốc công ty tư vấn xây dựng có nhất thiết cần bằng cấp chuyên ngành xây dựng?

    Không có quy định bắt buộc giám đốc công ty tư vấn xây dựng phải có bằng cấp chuyên ngành xây dựng. Tuy nhiên, để quản lý và điều hành công ty hiệu quả, người đứng đầu nên có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực xây dựng, kinh nghiệm quản lý và các kỹ năng giao tiếp tốt.

  3. Thành lập công ty tư vấn xây dựng cần phải có chứng chỉ hành nghề không?

    Tùy thuộc vào loại hình hoạt động tư vấn mà công ty bạn cung cấp. Nếu chỉ tư vấn về thiết kế nội thất, thi công nhà ở nhỏ lẻ thì không bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyên sâu như thiết kế công trình xây dựng, giám sát thi công, thì cần phải đáp ứng các yêu cầu về chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

  4. Các thủ tục để thành lập công ty tư vấn xây dựng gồm những gì?

    Thủ tục thành lập công ty tư vấn xây dựng tương tự như các loại hình công ty khác, bao gồm:

  • Hoàn thiện hồ sơ đăng ký kinh doanh.
  • Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Đóng dấu và nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Thực hiện các thủ tục đăng ký thuế, mở tài khoản ngân hàng...
  1. Nên chọn hình thức pháp lý nào để thành lập công ty tư vấn xây dựng?

    Có nhiều hình thức pháp lý để lựa chọn khi thành lập công ty tư vấn xây dựng như: công ty TNHH, công ty cổ phần... Mỗi hình thức có những ưu nhược điểm khác nhau, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn hình thức phù hợp nhất với quy mô và mục tiêu kinh doanh của mình.

  2. Làm thế nào để tìm kiếm khách hàng cho công ty tư vấn xây dựng?

    Để tìm kiếm khách hàng, bạn có thể sử dụng các kênh marketing truyền thống như: quảng cáo trên báo, tạp chí, phát tờ rơi... hoặc các kênh marketing online như: xây dựng website, SEO, quảng cáo Google Ads, Facebook Ads... Ngoài ra, việc xây dựng mối quan hệ với các đối tác, nhà thầu cũng là một cách hiệu quả để tìm kiếm khách hàng.

  3. Những rủi ro khi kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn xây dựng là gì?

    Kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn xây dựng cũng như các lĩnh vực khác đều tiềm ẩn những rủi ro như:

  • Rủi ro cạnh tranh: Thị trường tư vấn xây dựng có tính cạnh tranh cao, bạn cần có những chiến lược kinh doanh hiệu quả để vượt qua các đối thủ cạnh tranh.
  • Rủi ro pháp lý: Việc không nắm vững các quy định pháp luật về xây dựng có thể dẫn đến những rắc rối pháp lý.
  • Rủi ro về chất lượng dịch vụ: Nếu chất lượng dịch vụ không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty và làm mất lòng tin của khách hàng.

 

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gìĐại lý thuế TASCO tự hào là một tổ chức được sáng lập và dẫn dắt bởi những CEO có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán - Thuế - Tài chính tại các công ty đa quốc gia cùng với đội ngũ chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, luôn cập nhật kiến thức thường xuyên và làm việc với phương châm "TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM - CHUYÊN NGHIỆP" đảm bảo cung cấp cho quý doanh nhân các dịch vụ thành lập doanh nghiệp, dịch vụ kế toán thuế, tư vấn thuế uy tín và chuyên nghiệp nhất. Bên cạnh đó, TASCO luôn đặt lợi ích của quý doanh nhân lên trên hết. Hơn ai hết, TASCO thấu hiểu khách hàng khi mới ra kinh doanh phải đầu tư khá nhiều chi phí. Vì vậy TASCO luôn hỗ trợ khách hàng giảm tối đa chi phí để vận hành doanh nghiệp bền vững.

 

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì

 

⇒ Đăng ký tại đây để được TASCO tư vấn sớm nhất hoặc liên hệ hotline: 0975480868 (Zalo)

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì

Quý doanh nhân có thể tham khảo thêm một số dịch vụ khác mà TASCO cung cấp:

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Dịch vụ quyết toán thuế TNDN

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Dịch vụ đại lý thuế

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Dịch vụ kế toán trọn gói

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Dịch vụ lập báo cáo tài chính

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Dịch vụ thành lập doanh nghiệp

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Dịch vụ quyết toán thuế TNCN

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Dịch vụ hoá đơn điện tử

Những thắc mắc khách hàng thường gặp

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân năm 2023

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2023

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thuế thu nhập cá nhân năm 2023

 

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ TASCO

Trụ sở: 39 đường N8 Jamona City Đào Trí Q7 Hồ Chí Minh.
Chi nhánh 1: 17 Huỳnh Thúc Kháng, P. Hàm Tiến, Tp Phan Thiết, Bình Thuận.

Hotline: 0975.48.08.68 (Zalo) – 085.486.2446

Email: lienhe@dailythuetasco.com

Website: https://dichvutuvandoanhnghiep.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/DAILYTHUETASCO

ZaloOA: https://zalo.me/61953192489762962

GoogleMaps: https://g.page/r/CYHyfLDA7EPJEBA

Instagram: https://www.instagram.com/tv/CjA36vio0ol/?igshid=YmMyMTA2M2Y=

Cộng đồng Zalo: https://zalo

TRAO NIỀM TIN - NHẬN GIÁ TRỊ

Bình luận