Hướng dẫn cách hạch toán hóa đơn hàng bán bị trả lại
- 29/04/2022 10:32
1. Hồ sơ, chứng từ khi trả lại hàng bán:
1.1. Đối với người mua trả lại hàng là cá nhân:
Người mua là cá nhân hoặc tổ chức không có chức năng xuất hóa đơn, hai bên lập hồ sơ gồm:
✔ Lập biên bản ghi rõ các tiêu thức: loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng hóa trả lại theo giá chưa có thuế, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng đã lập (bao gồm số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn);
✔ Nêu lý do trả lại hàng hóa và các thỏa thuận bồi thường (nếu có);
✔ Thu hồi hóa đơn đã lập hoặc lập biên bản thu hồi hóa đơn đã lập.
1.2. Đối với người mua là cơ sở kinh doanh:
✔ Hai bên lập biên bản trả hàng tương tự với trường hợp người mua trả lại hàng là cá nhân.
✔ Người mua xuất hóa đơn trả lại hàng (toàn bộ hoặc một phần tùy thuộc vào số lượng hàng trả lại).
Lưu ý: Ghi rõ trên hóa đơn lý do trả lại hàng.
2. Hướng dẫn cách hạch toán hóa đơn hàng bán bị trả lại:
2.1. Đối với bên bán:
➤ Hóa đơn trả hàng vào kỳ nào thì kê khai vào kỳ đó;
➤ Căn cứ vào thuế suất của hàng bị trả lại mà kê khai tương ứng vào các chỉ tiêu trên tờ khai 01/GTGT, từ đó lấy doanh thu và thuế suất trên chỉ tiêu đó trừ đi doanh thu và thuế suất của hàng bán bị trả lại.
➤ Cách hạch toán:
👉 Khi xuất hơn đơn bán hàng:
➥ Ghi nhận Doanh thu:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Có TK 33311
➥ Ghi nhận Giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 156
👉 Khi nhận hóa đơn bán hàng trả lại:
➥ Khi nhập kho:
Nợ TK 156: Giá vốn của hàng bán bị trả lại.
Có TK 632: Giá vốn của hàng bán bị trả lại.
➥ Ghi giảm Doanh thu:
Nợ TK 5212: Hàng bán bị trả lại (Số tiền chưa thuế) (Nếu theo TT 200)
Nợ TK 511: (Nếu theo Thông tư 133)
Nợ TK 33311: (Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại) (Nếu có)
Có các TK 111, 112, 131,.. : Tổng số tiền trên hóa đơn.
➥ Nếu có các chi phí liên quan trong quá trình trả lại hàng:
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng (Theo TT 200)
Nợ TK 6421: Chi phí bán hàng (Theo TT 133)
Có các TK 111, 112,...
➥ Cuối kì kết chuyển
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111, 5112)
Có TK 5212: Hàng bán bị trả lại.
2.2. Đối với bên mua:
➤ Lấy giá trị và thuế suất của hàng mua trong kỳ trừ đi giá trị và thuế suất của hàng bị trả lại.
➤ Cách hạch toán:
👉 Khi mua hàng:
Nợ TK 156, 152, 153, 211,...
Nợ TK 1331 (nếu có)
Có TK 111, 112, 331.
👉 Khi xuất hóa đơn trả lại hàng:
Nợ TK 331/111/112: Tổng giá trị hàng bị trả lại;
Có TK 156/152/211…: Giá trị hàng bị trả lại;
Có TK 133: Thuế GTGT của hàng bị trả lại.
➥ Chú ý: Một số trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn thì đã được hướng dẫn cụ thể Theo Thông tư 39/2014/TT-BTC tại Phụ lục 4 Điểm 2.8 quy định về lập hóa đơn như sau:
“Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có). “
Hoá đơn này là căn cứ để bên bán, bên mua điều chỉnh doanh số mua, bán, số thuế GTGT đã kê khai. Khi kê khai trên tờ khai Mẫu 01/GTGT, các bên đều khai điều chỉnh giảm. Bên bán điều chỉnh giảm doanh thu bán hàng, bên mua điều chỉnh giảm doanh thu mua vào (Lưu ý, từ 1/1/2015 không còn PL 01-1/GTGT và Phụ lục 02-1/GTGT)
Trường hợp người mua là đối tượng không có hoá đơn, khi trả lại hàng hoá, bên mua và bên bán phải lập biên bản hoặc thoả thuận bằng văn bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng kèm theo hoá đơn liên giao cho khách hàng gửi cho bên bán. Biên bản này được lưu giữ cùng với hoá đơn bán hàng để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh số bán, thuế GTGT của bên bán.
Trường hợp người bán đã xuất hàng và lập hoá đơn, người mua chưa nhận hàng nhưng phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải hoàn trả lại toàn bộ hàng hoá, hoặc một phần hàng hóa, khi trả lại hàng bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị chưa có thuế GTGT, tiền thuế GTGT lý do trả hàng theo hoá đơn bán hàng (số, ký hiệu, ngày tháng của hoá đơn) đồng thời kèm theo hoá đơn để gửi trả bên bán để bên bán lập lại hóa đơn GTGT cho số lượng hàng hóa đã nhận và làm căn cứ bên bán điều chỉnh doanh số và thuế GTGT đầu ra.
Nếu người mua là đối tượng không có hoá đơn, khi trả lại hàng hoá, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.
⇒ Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào hãy đăng ký tại đây để được TASCO tư vấn sớm nhất hoặc liên hệ hotline: 0975480868 (Zalo)
Quý khách hàng có thể tham khảo thêm một số dịch vụ khác mà TASCO cung cấp:
TASCO – ĐẠI LÝ THUẾ CHỊU TRÁCH NHIỆM CAO NHẤT MỌI DỊCH VỤ
Hotline: 0854862446 - 0975480868 (zalo)
Website: https://dailythuetasco.com hoặc https://dichvutuvandoanhnghiep.vn
Email: lienhe.dailythuetasco@gmail.com
Địa chỉ: 103/15 Nguyễn Thị Thập, P. Tân Phú, Quận 7, TPHCM
Fanpage: https://www.facebook.com/DAILYTHUETASCO
TASCO - TRAO NIỀM TIN - NHẬN GIÁ TRỊ
Bình luận
Xem thêm