QUY TRÌNH - THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY 2019
- 19/10/2018 22:13
? Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Những yếu tố chính mà chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn loại hình cho doanh nghiệp của mình là: thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, lợi ích, quy mô doanh nghiệp để thu hút khách hàng, nhà đầu tư khác. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần.
Bước 2: Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên đối với Cty TNHH (cổ đông đối với Cty Cổ Phần). Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên (cổ đông) của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp. Lưu ý: Bản sao y công chứng CMND chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm.
Bước 3: Đặt tên công ty, tốt nhất nên đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và không bị trùng hoàn toàn với các công ty đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không.
Bước 4: Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc cảu doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương. Địa chỉ có thể đi thuê, chủ doanh nghiệp không cần đứng tên trên giấy CNQSDD, không cần có hộ khẩu.
Bước 5: Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Luật doanh nghiệp 2014 không quy định vốn tối thiểu hoặc tối đa ngoại trừ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật quy định cần phải có vốn pháp định tối thiểu.
Bước 6: Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc hoặc tổng giám đốc.
Bước 7: Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh. Có thể tham khảo ngành nghề kinh doanh có điều kiện Cổng Thông Tin Quốc Gia:
?Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 20 Nghị định 43
Bước 2: Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010). Lưu ý: Không nhất thiết người đại diện pháp luật của công ty phải đi nộp hồ sơ. Người đại diện pháp luật của công ty có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay. Nếu trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ (Điều 9 - Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trong quá trình nộp hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn có sai sót hoặc không đúng quy định chuyên viên sở KHĐT có quyền từ chối và yêu cầu doanh nghiệp làm lại hoặc sửa đổi bổ sung theo quy định.
Nhiều chủ doanh nghiệp đã mất hơn tháng trời để làm thủ tục thành lập vì hồ sơ thủ tục khá phức tạp.
Để tiết kiệm thời gian và chi phí của bạn, hãy liên hệ Cty TASCO để làm thủ tục thay bạn. Bạn sẽ nhận được giấy phép kinh doanh sau 3 ngày làm việc và dấu tròn cty.
Liên hệ hotline 0975480868 vấn miễn phí về hồ sơ, thủ tục, quy định.
Bình luận
Xem thêm