Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?
- 10/08/2018 00:00
Câu trả lời là tuỳ thuộc vào doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh gì?
+ Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường không yêu cầu mức vốn pháp định thì luật doanh nghiệp 2014 không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty. Trong thực tế có nhiều đơn vị doanh nghiệp đã đăng ký vốn điều lệ công ty là 1 triệu đồng, điều này pháp luật không cấm, tuy nhiên khi đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp như vậy thì khi công ty giao dịch và làm việc với đối tác, các cơ quan ngân hàng, khách hàng,... thì họ thường không tin tưởng doanh nghiệp và rất hạn chế giao dịch. Đây là một trở ngại lớn khi đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp. Nên cần đăng ký mức tương đối và phù hợp với thực tế để thuận tiện hơn cho việc kinh doanh. Việc đăng ký vốn kinh doanh trên giấy phép đăng ký kinh doanh có thể khác với thực tế vì cơ quan chức năng không yêu cầu chứng minh hoặc kiểm tra vốn kinh doanh đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện, không quy định vốn pháp định.
+ Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định để hoạt động, thì vốn tối thiểu để thành lập công ty bằng với mức vốn pháp định quy định của ngành nghề kinh doanh. Vốn pháp định được hiểu là mức vốn do pháp luật quy định tối thiểu phải có khi muốn đăng ký hoạt động ngành nghề kinh doanh đó và phải chứng minh cho cơ quan nhà nước số vốn của doanh nghiệp.
Vốn thành lập công ty bao gồm những loại vốn nào?
+ Vốn điều lệ công ty là tổng số vốn do các thành viên góp vốn hoặc cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty cũng như sổ đăng ký thành viên. Sau đó được công ty đăng ký với sở kế hoạch và đầu tư. Đây là khoản vốn được doanh nghiệp tự do đăng ký và không có ràng buộc gì với quy định của pháp luật, người góp vốn sẽ chịu trách nhiệm trên khoản vốn góp của mình.
Ví dụ: Sau khi tìm hiểu thành lập công ty cổ phần cần những gì, thì bạn cần tính chi phí hoạt động của công ty gồm phí phát sinh, dự định là khoảng 3 tỷ đồng, nguồn vốn mở rộng hoạt động khoảng 1,2 tỷ vì vậy có thể đăng ký vốn điều lệ khoảng 4,2 tỷ đồng.
+ Vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp:
Vốn pháp định công ty là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có đủ theo quy định của pháp luật đối với ngành kinh doanh có điều kiện tương ứng về vốn để thành lập công ty. Tức là khi doanh nghiệp đăng ký một ngành nghề nằm trong danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì theo quy định của pháp luật cần có đủ số vốn theo quy định từng ngành nghề kinh doanh thì mới có đủ điều kiện hoạt động.
Vốn pháp định cũng là số tiền tối thiểu để công ty được thành lập theo quy định của luật. Tuỳ vào loại hình kinh doanh có điều kiện hay không điều kiện mà có có mức vốn khác nhau.
Ví dụ: kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có đủ vốn 2 tỷ thì mới đăng ký được. Nếu bạn có 1,5 tỷ thì sẽ không đăng ký được ngành này.
Vì trong đăng ký ngành nghề kinh doanh có 2 dạng: ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề kinh doanh không có điều kiện (ngành nghề bình thường). Ngành nghề kinh doanh có điều kiện lại chia làm 2 loại:
Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định.
Ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề.
Ví dụ: 1 số ngành kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định như sau: dịch vụ bảo vệ, đòi nợ (tối thiều 2 tỷ), kinh doanh Bất động sản (tối thiều 20 tỷ), .....và 1 số ngành khác theo quy định.
+Vốn ký quỹ để làm thủ tục thành lập công ty
Đây là số vốn mà doanh nghiệp của bạn phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng, nhằm đảm bảo sự hoạt động của công ty.
Ví dụ khi thành lập công ty TNHH cho kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế inbound là 250 triệu, outbound là 500 triệu. Dịch vụ bảo vệ, đòi nợ thuê là 2 tỷ đồng.
+Vốn góp nước ngoài trong việc thành lập doanh nghiệp
Đây là phần vốn có tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam hoặc sử dụng toàn bộ vốn để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.
Lưu ý: Số vốn góp ảnh hưởng trực tiếp tới việc nộp thuế môn bài phải nộp mỗi năm của doanh nghiệp.
*Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp ra sao?
Nên có hợp đồng góp vốn với các cá nhân/tổ chức khi thành lập công ty. Các thành viên/ cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/ cổ đông đồng lòng, đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi hợp tác với cá nhân/ tổ chức để cùng thành lập công ty. Việc góp vốn của cá nhân hay tổ chức góp vốn vào doanh nghiệp được quy định tại Quy định về việc góp vốn.
Vậy kê khai như thế có cần chứng minh đủ vốn hay không? Luật doanh nghiệp Việt nam tuy có quy định về việc phải góp vốn đủ trong vòng 90 ngày nhưng thực tế có rất ít doanh nghiệp phải chứng minh và góp đủ vốn như lúc kê khai thành lập doanh nghiệp. Thực tế họ cứ thành lập mà không cần phải chứng minh. Tuy nhiên khai vốn điều lệ bao nhiêu thì cá nhân thành lập công ty phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn khai đó.
*Đối với công ty TNHH Hai thành viên trở lên: Thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp:
1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
3. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:
a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
b) Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
4. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.
5. Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Vốn điều lệ của công ty;
c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, số quyết định thành lập hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
d) Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên;
đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ hotline Cty tư vấn TASCO 0975480868 để được tư vấn miễn phí.
Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp trọn gói tại nhà chỉ 1,5tr.
Thành lập công ty cần vốn tối thiểu là bao nhiêu?
Bình luận
Xem thêm