Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
- 31/03/2022 16:10
CÁC KHOẢN CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUẾ TNDN
Các khoản chi phí được trừ phải đáp ứng các điều kiện sau:
• Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
• Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
• Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Nguyên tắc xác định các khoản chi phí được trừ:
• Phải thực sự phát sinh và liên quan trực tiếp đến doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế (Có một số khoản không liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng được tính vào chi phí được trừ nhưng các khoản chi này phải đầy đủ hóa đơn chứng từ và đúng mức quy định – mời các bạn xem hướng dẫn cụ thể phần dưới).
• Phải có chứng từ hợp lệ, hợp pháp theo quy định của pháp luật (hóa đơn của Bộ tài chính hoặc hóa đơn tự in, chứng từ đánh máy hoặc viết tay được phép).
• Phải tương ứng với doanh thu tính thuế.
• Phải có mức chi hợp lý (căn định mức, quy định, mức chi thực tế chung).
1. Chi phí khấu hao TSCĐ:
✔ TSCĐ sử dụng vào sản xuất kinh doanh.
✔ TSCĐ có hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp (Trừ TSCĐ thuê tài chính).
✔ Được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ kế toán hiện hành.
2. Chi phí nguyên vật liệu:
✔ Mức tiêu hao vật tư hợp lý:
▶ Do Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc chủ doanh nghiệp xây dựng
▶ Nếu là vật tư, nguyên liệu, hàng hóa Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao, thực hiện theo định mức Nhà nước ban hành.
▶ Nếu doanh nghiệp không xây dựng mức tiêu hao vật tư hợp lý: Áp dụng dựa vào mức tiêu hao vật tư của doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, cùng lĩnh vực và có quy mô tương tự.
✔ Tính theo giá vật tư thực tế xuất kho đúng quy định:
▶ Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Giá vật tư thực tế xuất kho không bao gồm thuế GTGT đầu vào của vật tư mua vào.
▶ Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với hoạt động SXKD không chịu thuế: Giá vật tư thực tế xuất kho bao gồm cả thuế GTGT đầu vào của vật tư mua vào.
✔ Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa Bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:
▶ Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.
▶ Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
▶ Để được tính vào chi phí được trừ thì Doanh nghiệp phải có đầy đủ hồ hơ theo quy định. Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau:
‑ Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập.
‑ Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
‑ Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
✔ Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
▶ Để được tính vào chi phí được trừ thì Doanh nghiệp phải có đầy đủ hồ hơ theo quy định. Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:
‑ Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
‑ Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
‑ Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
3. Chi phí liên quan đến người lao động:
3.1. Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp:
Đối với doanh nghiệp Nhà nước: Áp dụng theo chế độ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp theo quy định của Bộ lao động.
Đối với các cơ sở kinh doanh khác: Căn cứ vào hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; quy chế tài chính của cơ sở kinh doanh.
3.2. Tiền ăn giữa ca:
Do giám đốc doanh nghiệp hoặc chủ cơ sở kinh doanh quyết định nhưng không vượt quá mức lương tối thiểu do nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước.
3.3. Chi bảo hộ lao động và các khoản bảo hiểm khác:
Chi bảo hộ lao động: Tính theo thực chi nếu có hóa đơn, chứng từ
Chi trang phục làm việc:
• Nếu chi bằng tiền: Tính theo số thực chi nhưng không vượt quá 5.000.000đ/người.
• Nếu chi bằng hiện vật: Không khống chế nhưng phải có hóa đơn, chứng từ.
Trích bảo hiểm theo tỷ lệ quy định: Tỷ lệ trích như sau: BHXH 17%; BHTN-BNN 0.5%; BHYT 3% và BHTN 1% (Theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH); KPCĐ 2% lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT.
Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ: Được tính vào chi phí được trừ 3 triệu đồng/người/tháng với điều kiện:
• Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động và không nợ tiền bảo hiểm bắt buộc
• Doanh nghiệp phải ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng của các khoản trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
3.4 Phụ cấp tàu xe nghỉ phép theo quy định.
4. Chi phí dịch vụ mua ngoài:
4.1. Chi điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, tiền thuê kiểm toán, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tai nạn con người.
Nếu chi trả tiền điện, nước mà Hóa đơn điện nước mang tên hộ gia đình, cá nhân cho thuê (không mang tên doanh nghiệp) thì phải có đầy đủ các chứng từ kèm theo như sau:
➤ Doanh nghiệp thuê địa điểm kinh doanh thanh toán tiền điện nước trực tiếp cho nhà cung cấp điện nước: Phải có hóa đơn thanh toán điện, nước và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thì mới được tính vào chi phí được trừ.
➤ Doanh nghiệp thuê địa điểm kinh doanh thanh toán tiền điện nước trực tiếp cho tên hộ gia đình, cá nhân cho thuê: Phải có chứng từ thanh toán tiền điện nước với bên cho thuê phù hợp với số lượng điện nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thì mới được tính vào chi phí được trừ.
4.2. Thuê sửa chữa TSCĐ; Trích trước sửa chữa lớn TSCĐ:
Chi để có các tài sản không thuộc TSCĐ như: Bằng sáng chế, tài liệu kỹ thuật, giấy phép chuyển giao công nghệ, lợi thế kinh doanh…các chi phí này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh với thời gian phân bổ không quá 3 năm.
Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm
Tiền thuê TSCĐ phân bổ dần theo số năm mà bên đi thuê trả trước.
4.3. Chi phí công tác:
4.4. Các chi phí dịch vụ mua ngoài khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
5. Chi phí lãi vay:
➥ Vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế: Tính theo lãi suất thực tế căn cứ vào hợp đồng vay vốn.
➥ Vay của các đối tượng khác: Theo lãi suất thực tế khi ký hợp đồng vay vốn nhưng tối đã không quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
6. Trích trước các khoản dự phòng:
➥ Giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, công trình xây lắp…
7. Các khoản chi về tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ
8. Các khoản chi tiếp thị, quảng cáo, giao dịch hội nghị
9. Các khoản thuế, phí và lệ phí:
✔ Thuế xuất khẩu.
✔ Thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ bán ra (nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)
✔ Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không đủ điều kiện để khấu trừ, hoàn thuế theo quy định.
✔ Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hành hóa, dịch vụ bán ra.
✔ Thuế môn bài, tiền thuê đất, thuế tài nguyên…
✔ Phí, lệ phí doanh nghiệp thực nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định.
✔ Thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp
✔ Thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập các nhân.
10. Các khoản chi tài trợ:
☞ Giáo dục
☞ Y tế
☞ Khắc phục hậu quả thiên tai
☞ Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết theo quy định của pháp luật
☞ Chi tài trợ nghiên cứu khoa học; Tài trợ cho các đối tượng chính sách; Tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
☞ Các khoản chi tài trợ trên được tính vào chi phí được trừ khi đồng thời thỏa mã các điệu kiện sau:
☞ Đối tượng tài trợ đúng quy định.
☞ Có hồ sơ xác định các khoản tài trợ.
⇒ Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào hãy đăng ký tại đây để được TASCO tư vấn sớm nhất hoặc liên hệ hotline: 0975480868 (Zalo)
Quý khách hàng có thể tham khảo thêm một số dịch vụ khác mà TASCO cung cấp:
TASCO – ĐẠI LÝ THUẾ CHỊU TRÁCH NHIỆM CAO NHẤT MỌI DỊCH VỤ
Hotline: 0854862446 - 0975480868 (zalo)
Website: https://dailythuetasco.com hoặc https://dichvutuvandoanhnghiep.vn
Email: lienhe.dailythuetasco@gmail.com
Địa chỉ: 103/15 Nguyễn Thị Thập, P. Tân Phú, Quận 7, TPHCM
Fanpage: https://www.facebook.com/DAILYTHUETASCO
TASCO - TRAO NIỀM TIN - NHẬN GIÁ TRỊ
Bình luận
Xem thêm