Những việc cần làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp

  • 18/09/2023 14:44

Sau khi thành lập doanh nghiệp, có một số việc cần được hoàn thành ngay lập tức để đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn sẽ được điều hành một cách hiệu quả. Dưới đây là một số việc quan trọng cần được hoàn thành: 

Những việc cần làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp

(Nguồn: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ TASCO)

1. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp sau khi thành lập doanh nghiệp

Theo Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020 (Luật DN), công ty sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí.

Khi nhận được hồ sơ, người nhận kết quả hồ sơ sẽ đăng ký công khai và nộp tiền trực tiếp (hoặc chuyển khoản) theo hướng dẫn tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.

Thời hạn thực hiện: trong vòng 30 ngày kể từ ngày được công khai.

2. Treo biển hiệu công ty sau khi thành lập doanh nghiệp

Khoản 4 Điều 37 Luật DN hiện hành đã chỉ rõ: Tên công ty phải được đặt tại trụ sở chính. Do đó, việc doanh nghiệp không treo bảng hiệu có thể bị xử phạt hành chính theo quy định hoặc nặng hơn là bị khóa mã số thuế.

Như vậy, để tránh hậu quả được nêu trên, ngay sau khi có giấy phép kinh doanh, công ty có thể chụp ảnh hoặc gửi bản photo cho các đơn vị làm biển quảng cáo, biển tên doanh nghiệp thiết kế theo yêu cầu. Nếu hạn chế về kinh phí, có thể sử dụng biển tên bằng mika, kích thước từ 20 x 30 cm để treo biển tên công ty theo đúng quy định pháp luật.

3. Kê khai và nộp lệ phí môn bài sau khi thành lập doanh nghiệp

a) Nộp tờ khai

Hiện nay, các doanh nghiệp mới thành lập được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc sản xuất – kinh doanh theo Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm c Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, công ty vẫn cần nộp tờ khai lệ phí môn bài.

Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thời hạn nộp tờ khai chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.

 

  Mẫu 01/LPMB tờ khai lệ phí môn bài năm 2023 và hướng dẫn sử dụng

 

            CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM             

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TỜ KHAI LỆ PHÍ MÔN BÀI

[01] Kỳ tính lệ phí: Năm [1]........

[02] Lần đầu [2]:               [03] Bổ sung lần thứ: [3]...

[04] Người nộp lệ phí: [4]............................................................................................

[05] Mã số thuế [5]:

[06] Đại lý thuế (nếu có): [6]............................................................................................

[07] Mã số thuế[7]:

[08] Hợp đồng đại lý thuế số:....................................ngày ..................................

[09] Khai cho địa điểm kinh doanh mới thành lập trong năm [8]    

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Tên người nộp lệ phí hoặc tên địa điểm kinh doanh

 

Địa chỉ

(Ghi rõ địa chỉ quận/huyện, tỉnh/thành phố)

Mã số thuế người nộp lệ phí hoặc mã số địa điểm kinh doanh

Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư

Mức lệ phí môn bài [9]

Số tiền lệ phí môn bài phải nộp

Số tiền lệ phí môn bài được miễn

Trường hợp miễn lệ phí môn bài [10]

(Ghi trường hợp được miễn theo quy định)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)=(6)-(8)

(8)

(9)

1

Người nộp lệ phí môn bài

 

 

 

 

 

 

 

2

Địa điểm kinh doanh

(ghi rõ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

.........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng các địa điểm kinh doanh:

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai./ 

 

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:..............................                                                                                                                  

Chứng chỉ hành nghề số:.......

..., ngày....... tháng....... năm 2023

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

(Chữ ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)/Ký điện tử)                                                                  

 

b) Nộp lệ phí môn bài

Mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm tùy thuộc vào vốn điều lệ của công ty, cụ thể:

 Vốn điều lệ                                                                        

 Lệ phí môn bài phải đóng   

 - Trên 10 tỷ đồng

 - 3 triệu đồng/năm                                             

 - Từ 10 tỷ đồng trở xuống

 - 2 triệu đồng/năm

 

Căn cứ nội dung Khoản 1 và Khoản 4 Điều 5 nghị định 139/2016/NĐ-CP, thời hạn thuế môn bài của công ty mới thành lập được quy định cụ thể như sau:

- Doanh nghiệp mới thành lập: nộp thuế trước ngày 30/01 của năm sau năm mới thành lập (Ví dụ: Công ty thành lập từ ngày 05/01/2023 thì hạn cuối cùng để nộp thuế là ngày 30/01/2024).

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ 4 kể từ năm thành lập doanh nghiệp) nộp lệ phí môn bài như sau:

+ Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong 6 tháng đầu năm: công ty được phép nộp lệ phí chậm nhất đến ngày 30/7 của năm kết thúc thời gian miễn.

+ Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong 6 tháng cuối năm: hạn cuối công ty được phép nộp lệ phí là ngày 30/01 của năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn.

4. Đăng ký và kích hoạt chữ ký số điện tử (USB Token) sau khi thành lập doanh nghiệp

Chữ ký số điện tử có giá trị tương đương với con dấu của doanh nghiệp, hỗ trợ việc kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, kê khai BHXH, ký hóa đơn,… Vì thế, công ty cần lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số uy tín để đặt mua chữ ký số và đăng ký sử dụng với Cơ quan thuế.

Khi đăng ký sử dụng chữ ký số, doanh nghiệp cần chuẩn bị Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Bản sao hợp lệ Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật (ví dụ: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực).

5. Mở tài khoản ngân hàng, đăng ký khai và nộp thuế điện tử sau khi thành lập doanh nghiệp

 

Hiện nay không có quy định nào bắt buộc các doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng, tuy nhiên việc có tài khoản ngân hàng để phục vụ cho việc giao dịch online đem lại một số lợi ích, như:

- Nộp thuế mà không phải đến trực tiếp ngân hàng hoặc kho bạc;

- Thể hiện tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp trước đối tác và khách hàng;

- Thuận tiện trong giao dịch với khách hàng; tiết kiệm thời gian, chi phí;

- Kiểm soát, quản lý tốt việc chi tiêu cũng như vấn đề tài chính của doanh nghiệp;

+ Chứng minh hợp lệ đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên. (Căn cứ: Điểm b khoản 1 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013)…

Đồng thời, pháp luật doanh nghiệp hiện hành không yêu cầu doanh nghiệp thông báo số tài khoản ngân hàng cho Sở Kế hoạch - Đầu tư nữa, nhưng sau khi nhận có tài khoản ngân hàng, công ty vẫn phải điền thông tin trên Mẫu 08-MST Thông tư 105/2020/TT-BTC để bổ sung thêm “Thông tin đăng ký mới” rồi tiến hành thông báo cho Chi cục thuế đang quản lý trực tiếp tại nơi đặt trụ sở.

6. Đăng ký mua và Phát hành hóa đơn điện tử sau khi thành lập doanh nghiệp

Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, 100% doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử. Vì vậy, nếu không chuyển dữ liệu điện tử cho cơ quan thuế hoặc chuyển dữ liệu muộn hơn so với thời gian quy định thì có thể bị xử phạt hành chính lên tới 20 triệu đồng (Căn cứ: Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).

7. Lựa chọn phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) sau khi thành lập doanh nghiệp

Khi mới thành lập, doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp tính thuế GTGT phù hợp, việc này không chỉ ảnh hưởng lớn đến số thuế GTGT phải nộp hàng kỳ của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng. Dựa vào nội dung Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, hiện nay có 02 phương pháp chính để tính thuế GTGT là: phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên doanh thu.

Doanh nghiệp có thể căn cứ vào đối tượng khách hàng để lựa chọn phương pháp tính thuế phù hợp. Ngoài ra, cần phải tính toán thêm các yếu tố khác như phương pháp nào thì đóng thuế nhiều hơn, thuận tiện hơn, thể hiện uy tín thương hiệu tốt hơn, …

8. Tổ chức bộ máy kế toán sau khi thành lập doanh nghiệp

Căn cứ Điều 1 và Điều 2 của Luật kế toán 2015, sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm hoặc thuê đơn vị hành nghề để thực hiện ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các chứng từ, sổ sách kế toán; nộp các loại báo cáo thuế, quyết toán thuế, theo đúng chuẩn mực, chế độ kế toán. Trong trường hợp không bổ nhiệm kế toán trưởng doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính lên tới 20 triệu đồng (theo Điều 17 Nghị định 41/2018/NĐ-CP).

Rất nhiều doanh nghiệp mới thành lập thường bỏ qua hoặc không thực sự chú tâm đến công tác này, dẫn đến phát sinh nhiều rắc rối trong các đợt thanh tra và quyết toán thuế từ các lỗ hổng của hồ sơ sổ sách kế toán.

Do vậy, song song với việc chuẩn bị các điều kiện khác, chủ doanh nghiệp cần chú trọng tìm kiếm và bổ nhiệm kế toán để hạn chế những rủi ro về tài chính trong quá trình hoạt động.

Trên đây là nội dung chi tiết về những việc cần làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp. Nếu bạn muốn thực hiên các thủ tục trên mà không cần tốn thời gian hãy liên hệ TASCO ngay dể đc tư vấn miển phí. Sđt: tel: 0975480868.

 

Đi lý thuế TASCO tự hào là một tổ chức được sáng lập và dẫn dắt bởi những CEO có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán - Thuế - Tài chính tại các công ty đa quốc gia cùng với đội ngũ chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, luôn cập nhật kiến thức thường xuyên và làm việc với phương châm "TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM - CHUYÊN NGHIỆP" đảm bảo cung cấp cho quý doanh nhân các dịch vụ thành lập doanh nghiệp, dịch vụ kế toán thuế, tư vấn thuế uy tín và chuyên nghiệp nhất. Bên cạnh đó, TASCO luôn đặt lợi ích của quý doanh nhân lên trên hết. Hơn ai hết, TASCO thấu hiểu khách hàng khi mới ra kinh doanh phải đầu tư khá nhiều chi phí. Vì vậy TASCO luôn hỗ trợ khách hàng giảm tối đa chi phí để vận hành doanh nghiệp bền vững.

⇒ Đăng ký tại đây để được TASCO tư vấn sớm nhất hoặc liên hệ hotline: 0975480868 (Zalo)

Quý doanh nhân có thể tham khảo thêm một số dịch vụ khác mà TASCO cung cấp:

                 Dịch vụ quyết toán thuế TNDN

                 Điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân năm 2023

                 Đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2023

                 Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thuế thu nhập cá nhân năm 2023

                 Dịch vụ đại lý thuế

                 Dịch vụ kế toán trọn gói

                 Dịch vụ lập báo cáo tài chính

(Nguồn: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ TASCO)

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ TASCO

Địa chỉ: 39 Đường N8 KDC Jamona City Quận 7, TPHCM

Hotline: 0975.48.08.68 (Zalo) – 085.486.2446

Email: lienhe@dailythuetasco.com

Website: https://dailythuetasco.com/

Facebook: https://www.facebook.com/DAILYTHUETASCO

Zalo OA: https://zalo.me/61953192489762962

Google Maps: https://g.page/r/CYHyfLDA7EPJEBA

Instagram: https://www.instagram.com/tv/CjA36vio0ol/?igshid=YmMyMTA2M2Y=

Cộng đồng Zalo: https://zalo.

Bình luận