Những rủi ro về thuế thường gặp trong doanh nghiệp - Giải pháp tối ưu 2021

  • 08/06/2021 17:40

 


Theo ngôn ngữ chuyên ngành thì thuế có 2 loại là thuế trực thu và thuế gián thu, tuy nhiên, cho dù là loại nào thì thuế vẫn là số tiền mà doanh nghiệp không được hưởng.

Mỗi doanh nghiệp khi đã đi vào hoạt động thì mang rất nhiều trách nhiệm đối với cơ quan nhà nước và trách nhiệm về thuế là loại hình có tính bắt buộc cao nhất. Nhà nước có quyền áp đặt các quy định của mình trong việc xác định số thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Nói một cách dễ hiểu thì rủi ro về thuế chính là khả năng doanh nghiệp phải nộp thuế nhiều hơn so với số thuế mà doanh nghiệp tự xác định.

Các loại rủi ro về thuế mà các doanh nghiệp thường gặp phải: 

Trong công tác kế toán thuế của các doanh nghiệp mới và chưa có nhiều kinh nghiệm thường gặp phải 4 loại rủi ro sau:

1. Bị tính cao hơn: Thông thường nó liên quan đến việc doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện và yêu cầu của thuế. Trường hợp này có thể do doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của thuế (thụ động) hoặc doanh nghiệp buộc phải chấp nhận do thực tế kinh doanh (chủ động).

 

2. Bị phạt: Trường hợp này là do doanh nghiệp hiểu sai hoặc làm sai các quy định, nó rất phổ biến và có thể xảy ra bất cứ lúc nào, tại bất cứ doanh nghiệp nào.

 

3. Bị ấn định thuế: Đây là trường hợp “thảm khốc” nhất mà không một doanh nghiệp nào mong muốn.

“Không có khái niệm cụ thể về ấn định thuế, ta có thể hiểu đơn giản ấn định thuế là việc doanh nghiệp phải nộp thuế theo một con số nhất định thay vì được chủ động khai và nộp thuế theo quy định và có 17 trường hợp mà doanh nghiệp bị ấn định thuế theo Luật Quản lý thuế 2019”

* Bị ấn định thuế khi vi phạm pháp luật về thuế

1. Không đăng ký thuế, không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không đầy đủ, trung thực, chính xác về căn cứ tính thuế.

2. Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế.

3. Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp trong thời hạn.

4. Không chấp hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế.

5. Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường.

6. Mua, trao đổi hàng hóa sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn mà hàng hóa là có thật theo xác định của cơ quan có thẩm quyền và đã được kê khai doanh thu tính thuế.

7. Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.

8. Thực hiện các giao dịch không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

9. Không tuân thủ quy định về nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết hoặc không cung cấp thông tin theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết.

*Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.

2. Quá thời hạn quy định mà người khai thuế không cung cấp, từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài việc cung cấp hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, chứng từ, dữ liệu, số liệu liên quan đến việc xác định chính xác số tiền thuế phải nộp.

3. Người khai thuế không chứng minh, giải trình hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan.

4. Người khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế.

5. Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế.

6. Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp.

7. Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp.

8. Trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật

4. Mất sổ sách và chứng từ: Trường hợp này thường xảy ra ở các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới thành lập, khi bộ máy kế toán chưa có hoặc chưa ổn định, khi lãnh đạo doanh nghiệp chưa quan tâm đến kế toán và thuế mà chỉ tập trung vào các chiến lược kinh doanh, khi doanh nghiệp chưa có quy trình cụ thể đối với công tác kế toán và thuế.


Lý do dẫn đến việc gặp phải rủi ro:

- Thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực thuế: Yếu tố kiến thức và kinh nghiệm là rất quan trọng trong bất cứ một lĩnh vực nào, vì vậy, nguyên nhân dẫn đến sai sót và rủi ro đầu tiên là nhân viên kế toán thuế ít kinh nghiệm, không hay thường xuyên cập nhập luật thuế và kế toán mới trong khi quy định về lĩnh vực này luôn luôn thay đổi.

- Chuyển trụ sở: Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà các doanh nghiệp có thể phải chuyển trụ sở, nhất là những doanh nghiệp nhỏ hoặc mới thành lập và rất nhiều thứ phải di chuyển, sắp xếp lại khi đến một địa điểm mới. Sau một thời gian, doanh nghiệp mới phát hiện là không biết sổ sách chứng từ của mình để ở đâu.

- Không in bản cứng để lưu trữ: Máy tính là công cụ đắc lực cho con người hiện nay, không một ai có thể phủ nhận hiệu quả công việc mà máy tính mang lại, nhưng trong một số trường hợp, máy tính có thể trở thành “tội đồ” khi bất ngờ hư hỏng về phần mềm làm mất dữ liệu người dùng khi những thông tin này chưa được sao lưu vào bất cứ thiết bị nào an toàn hơn.

- Lưu trữ giấy tờ lộn xộn, không có hệ thống: Điều này dẫn đến việc thất lạc chứng từ kế toán và thuế, thiếu thông tin làm cho báo cáo thuế hàng tháng/quý bị sai sót và dẫn đến việc gặp phải rủi ro bị phạt thuế.

Và một số nguyên nhân khác như không bàn giao công việc khi thay đổi nhân sự, nhân viên vô ý hoặc cố ý do bất mãn với chế độ công ty mà cố tình làm sai dẫn đến doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro về thuế.


 Làm thế nào để ngăn ngừa rủi ro về thuế? Làm thế nào để nắm bắt các quy định hiện hành về thuế để thực hiện trách nhiệm với cơ quan nhà nước một cách đúng và đủ? Đặc biệt với những doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp mới thành lập thì cần hạn chế triệt để loại rủi ro này.

 * Đừng lo, để giúp doanh nghiệp rũ bỏ nỗi lo về thuế, tránh bị phạt do những vi phạm không đáng có trên, TASCO sẽ đem đến giải pháp hiệu quả và siêu tiết kiệm nhưng vẫn đạt được tính đúng đắn trong công việc  Dịch vụ tư vấn và đại lý thuế TASCO

 

 

Vậy dịch vụ đại lý thuế tại TASCO sẽ hỗ trợ doanh nghiệp bạn những gì?

Kiểm soát chi phí: Thuế được xem là một loại chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, xác định chi phí tối ưu theo luật định thì không hề đơn giản, tốn nhiều chi phí cho nhân lực có chuyên môn cao. Đến với đại lý thuế, các chuyên gia sẽ tư vấn, tính toán và xác định mức chi phí một cách chính xác mà doanh nghiệp phải bỏ ra sao cho tối ưu và hiệu quả nhất.

Nộp hồ sơ đúng ngày: Các doanh nghiệp thường có xu hướng quá tải trong thời gian nộp hồ sơ nguyên nhân là do không am hiểu nghiệp vụ dẫn tới những tổn thất không đáng có. Tuy nhiên, quý doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm khi đến với dịch vụ đại lý thuế. Với sự hiểu rõ trình tự, thủ tục nộp thuế, đại lý thuế đảm bảo nộp hồ sơ đúng thời gian quy định, giúp doanh nghiệp tránh được những tổn thất về chi phí cũng như những rắc rối với các cơ quan chức năng.

Giải trình số liệu thuế: Khi đối mặt với những vấn đề phát sinh với cơ quan thuế, đại lý thuế với sự hiểu rõ pháp luật về thuế sẽ thay mặt cho doanh nghiệp giải trình với cơ quan thuế và chịu trách nhiệm với cơ quan thuế về kết quả giải trình.

Dịch vụ uy tín, được cấp phép: Để trở thành đại lý thuế được cấp phép hoạt động, đại lý thuế phải trải qua kỳ sát hạch cực kỳ gắt gao của Tổng Cục Thuế về nghiệp vụ, sự am hiểu về luật doanh nghiệp và hệ thống thuế Việt Nam. Chỉ những đại lý thuế được cấp phép và được đăng tải lên website Tổng Cục Thuế mới được quyền thay mặt cho doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ về thuế.

Giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian, nhân lực: Đại Lý Thuế có tính chuyên môn cao sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí thuê nhân viên và yên tâm tập trung vào sản phẩm kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích lớn khi sử dụng dịch vụ đại lý thuế … Lựa chọn đại lý thuế là phù hợp với xu hướng phát triển bền vững trên thế giới. Tại Việt Nam, Bộ Tài Chính chủ trương phát triển đại lý thuế với mục đích vừa giảm thiểu thủ tục hành chính và hội nhập, vừa tiết kiệm nhiều khoản chi phí cho doanh nghiệp.

Cập nhật chính sách: Chính sách của nhà nước nói chung và chính sách thuế nói riêng thường xuyên thay đổi. Nhân viên đại lý thuế thường xuyên cập nhật luật, nghị định, thông tư, dự thảo … liên quan đến chính sách thuế, kế toán, bảo hiểm và các luật chuyên ngành khác. Từ việc cập nhật liên tục sự thay đổi của chính sách mà doanh nghiệp sẽ nhận được dịch vụ cao, đảm bảo tiêu chí chính xác, kịp thời. Doanh nghiệp không cần quan tâm, nghiên cứu hệ thống chính sách thuế khổng lồ, thay đổi thường xuyên nhưng vẫn đảm bảo có được những số liệu báo cáo chuẩn, đúng như luật.

Với năng lực của mình, đại lý thuế sẽ luôn phân tích, tính toán, tư vấn phương án để đạt được lợi ích chính đáng tối đa cho khách hàng. Trong trường hợp xảy ra sai sót do lỗi của đại lý thuế, đại lý thuế hoàn toàn chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại xảy ra cho doanh nghiệp.


Liên hệ ngay đến Đại lý thuế TASCO để được tư vấn miễn phí về các chính sách thuế, hóa đơn, chứng từ cùng các quy định hiện hành trong doanh nghiệp và đăng ký sử dụng dịch vụ tại công ty chúng tôi! 

Chúc quý khách hàng thành công trong kinh doanh!

 

Logo, company nameDescription automatically generated

TASCO - ĐẠI LÝ THUẾ CHỊU TRÁCH NHIỆM CAO NHẤT MỌI DỊCH VỤ

 Hotline: 0854862446 - 0975480868 (zalo)

 Website: dailythuetasco.com 

hoặc dichvutuvandoanhnghiep.vn

 Email:  lienhe.dailythuetasco@gmail.com

 

Bình luận