Lời khuyên hữu ích cho những người bắt đầu khởi nghiệp

  • 13/07/2018 00:00

LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH NHẤT CHO NHỮNG NGƯỜI BẮT ĐẦU KHỞI NGHIỆP:
  1. GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH:
      Có nhiều thứ quan trọng hơn trong khi bạn lên kế hoạch cho startup của mình. Bất cứ ai startup để xây dựng một doanh nghiệp thật sự quyền lực phải nhận ra rằng đó là một cuộc đua marathon,chứ không phải chạy nước rút. Làm việc với sự bền bỉ lâu dài. 
Đừng đầu tư tất cả số tiền của bạn trong vài tháng đầu, trước khi bạn có một dòng tiền được đảm bảo. Đừng thuê quá nhiều người ngay từ đầu, nhưng hãy xây dựng một nhóm nòng cốt và thuê thêm nhiều nhân viên khi doanh nghiệp bắt đầu có lợi nhuận. Đừng làm việc 24/7 trong 3 tháng đầu và dành hẳn những 6 tháng sau đó để hồi phục.


TÌM KIẾM CHO MÌNH NHỮNG MENTOR GIỎI
      Nếu bạn đang dấn thân vào con đường kinh doanh, hãy cố gắng tìm cho mình một mentor (Mentor là người đưa ra những định hướng, giới thiệu cơ hội, và hỗ trợ cho người khởi nghiệp thành công). Mentor sẽ là người hướng dẫn cho bạn khi mọi thứ trở nên khó khăn. Dù bạn đang có kế hoạch tuyển dụng, marketing, phát triển sản phẩm hoặc tìm kiếm một cộng sự đồng sáng lập hoàn hảo, có một mentor sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định một cách đúng đắn. Hãy tìm một mentor có kinh nghiệm trong ngành, và giúp bạn vượt qua những điểm yếu của bạn. Có một mentor mà mà anh ta có thể quảng bá công ty của bạn đến một mạng lưới tuyệt vời cũng là một lợi thế.


TÌM MỘT CO- FOUNDER:
     Co-founder (người đồng sáng lập) có thể giúp bạn lấp đầy khoảng trống những điểm yếu trong đội ngũ quản lý của bạn. Đừng ngại tìm kiếm những người có mối quan tâm khác nhau trong kinh doanh (ví dụ, bạn có thể làm về sản phẩm, và họ có thể lo phần marketing). Tuy nhiên, hãy tìm kiếm một người có cùng niềm đam mê với sản phẩm như bạn và những người có niềm tin vào tầm nhìn tổng quan của bạn về công ty.


LÀM NHỮNG GÌ BẠN YÊU THÍCH:
        Những gì thuộc về đam mê của bạn là thứ gắn kết bạn với cái bạn đang làm. Người ta thường tìm kiếm những công ty có tính tinh tế và có sức tăng trưởng mạnh. Nhưng niềm đam mê có thể mở rộng.
Nếu bạn đã đọc đủ nhiều, bạn có thể có một ý tưởng tuyệt vời mà bạn đam mê. Đó là một trong những điều quan trọng nhất. Bạn phải làm điều gì đó bạn đam mê, thứ mà nó giúp bạn không cảm thấy như mình bị bỏ rơi khi gặp khó khăn. Nếu bạn đam mê về sản phẩm, hãy khiến nó trở nên dễ nhìn hơn đối với các nhà đầu tư, khách hàng, và thậm chí cả team của bạn nữa.


SẴN SÀNG CHỨNG TỎ BẢN THÂN MÌNH:
        Các doanh dân khởi nghiệp thường là những người trẻ và thiếu kinh nghiệm. Do đó phần lớn các công ty khởi nghiệp có xu hướng được điều hành bởi những người trẻ, và điều này thường khiến cho các nhà đầu tư coi đây là một điều bất lợi. Hãy sẵn sàng để chứng minh rằng bạn có khả năng điều hành và team của bạn có những chuyên môn cần thiết để thực hiện công việc của mình.


CÓ TẦM NHÌN RÕ RÀNG:
      Ngay từ khi còn chưa bắt đầu vào lập kế hoạch, bạn cần phải có tầm nhìn xa hơn với sản phẩm hay công ty của mình. Một khi bạn lập kế hoạch đúng phương pháp, thay đổi nhỏ là không tránh khỏi, nhưng bạn cần chắc chắn về những gì bạn muốn đạt được, hoặc những vấn đề mà sản phẩm dịch vụ của bạn sẽ giải quyết. Chia nhỏ nó thành những mục tiêu có thể đo lường từ đó sẽ giúp bạn đo mức độ thành công của mình. Liệu rằng bán được 5 sản phẩm hay 50 sản phẩm trong quý đầu tiên, bạn cần biết được bạn sẽ đi bao xa.

THIẾT LẬP MỤC TIÊU S.M.A.R.T:
      Bạn cần phải học cách thiết lập mục tiêu S.M.A.R.T. Đây là những mục tiêu cụ thể (Specific), có thể đo lường được (Mesuarable), có thể đạt được (Attainable), thực tế (Relevant), có thời gian hoàn thành (Time-Bound). Một khi bạn đã có những mục tiêu này, bạn có thể tăng cường tập trung vào việc đạt được chúng. Đặt mục tiêu cho những lĩnh vực khác nhau của công ty bạn, từ nhân sự sang bán hàng.


2. LỜI KHUYÊN CHO GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN:
      Bạn đã hoàn thành kế hoạch; bây giờ bạn đã sẵn sàng cho việc tuyển dụng, marketing và bán hàng. Dưới đây là một số điều cần lưu ý.


PHÁT TRIỂN TINH GỌN:
      Hầu hết những người mới bước vào kinh doanh đều bối rối với việc nên bán rẻ hay không. Đừng bán rẻ. Bạn cần phải học cách ưu tiên hóa chi tiêu và chỉ chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu từ ngày đầu tiên, những kỳ nghỉ lễ của công ty có thể không cần thiết.
Điều này sẽ khác nhau đối với mỗi mô hình kinh doanh. Ví dụ, các team ở xa cần tụ tập ít nhất mỗi năm một lần vì nó giúp thúc đẩy tinh thần của mọi người. Những kỳ nghỉ lễ của công ty có thể không cần thiết nếu tất cả các nhân viên đều làm việc cùng một chỗ. Hãy học cách phân biệt sự khác biệt giữa chi phí quan trọng và không quan trọng đối với mô hình kinh doanh của bạn.


THUÊ ĐÚNG NGƯỜI:
         Mọi người có thể sẽ phát triển hay phá vỡ công ty của bạn. Lúc khởi đầu, hãy tự mình thuê 50 người đầu tiên. Không phụ thuộc vào người khác (Nhân viên HR chẳng hạn) để tuyển dụng độc lập, bởi vì bất kể đó là nhiệm vụ của họ, công ty quá bé nên bạn cần tham gia vào mọi đợt tuyển dụng. Thuê những người yêu thích sản phẩm hoặc công ty của bạn, thuê những người phù hợp với văn hóa công ty của bạn, và thuê họ vào đúng thời điểm. Một team tuyệt vời là tất cả.
Một trong những người bạn xem xét thuê đầu tiên là vị trí offfice manager (quản lý văn phòng) để lo các công việc hàng ngày như quản lý thư, hóa đơn văn phòng, ăn uống,...


KHÔNG OUTSOURCE NĂNG LỰC CỐT LÕI CỦA CÔNG TY BẠN
     Bất cứ thứ gì là cốt lõi bạn nên giữ trong nhà, bất cứ thứ gì là bối cảnh bạn nên outsource. Ví dụ, Porsche (nhà sản xuất xe hơi và là một công ty tìm kiếm sự hoàn hảo) sẽ không bao giờ outsource thiết kế và sản xuất động cơ, tuy nhiên họ rất sẵn sàng khi thuê bên ngoài làm lốp xe và gương. 
Nếu bạn bán phần mềm, đừng outsource một bước nào trong của việc phát triển sản phẩm của bạn. Bạn sẽ mất quyền kiểm soát một trong những điều quan trọng nhất đối với doanh nghiệp của bạn. Hãy nhớ rằng không nên outsource những gì là năng lực cốt lõi. Thuê đúng người để lo những vấn đề đó.


XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG TY:
     Tư duy rằng văn hoá công ty của bạn sẽ tiến triển theo thời gian là một sai lầm. Nó có thể đúng, nhưng kết quả của nó chưa chắc đã là những gì bạn muốn. Hãy ngồi xuống với người đồng sáng lập và tìm ra loại văn hóa bạn muốn hình thành trong công ty của bạn. Liệt kê các cách bạn có thể phát triển nó trong yêu cầu tuyển dụng hoặc những đặc điểm mà người ứng tuyển phải phù hợp. Nhiều công ty có một cuốn cẩm nang về văn hoá mà những người mới vào sẽ được yêu cầu làm theo. Tuân theo những việc này ngay từ đầu để có một đội ngũ năng động lâu dài. 


HÃY MINH BẠCH:
        Rất nhiều những doanh nghiệp truyền thống, được chấp nhận rộng rãi và hoàn toàn hợp pháp nhưng không nhận được sự tin cậy của  khách hàng, và sẽ sớm biến mất, bị đè bẹp bởi nhu cầu của khách hàng về tính minh bạch. 
       Hãy minh bạch với team của bạn, người tiêu dùng và nhà đầu tư. Minh bạch để xây dựng niềm tin. Team của bạn sẽ cảm thấy họ được tham gia nhiều hơn vào việc quản lý nếu bạn chia sẻ với họ về kế hoạch và tầm nhìn của bạn. Một số công ty tổ chức những buổi thảo luận mở về tiền lương và những quy trình liên quan. Sự cởi mở và minh bạch có thể là những điều tuyệt vời khi khởi nghiệp. 


NẮM BẮT ĐƯỢC ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA BẢN THÂN:
       Bạn có thể cảm thấy thoải mái khi thừa nhận những điểm mạnh của mình, nhưng bạn có thể trả lời điểm yếu của bạn là gì? Tốt nhất là nhận thức được những điểm yếu của bản thân trước khi bắt đầu, bởi vì bạn sẽ xây dựng một đội ngũ quản lý để lấp đầy khoảng trống đó của bạn. Trong thực tế, co-founder của bạn có thể là mảnh ghép bù trừ cho những khiếm khuyết của bản thân bạn.
Đừng chịu trách nhiệm với cái mà bạn biết bạn không thể đáp ứng được. Ví dụ: nếu bạn không sáng tạo, bạn cần một người khác làm về thiết kế sản phẩm? Điều quan trọng là liệt kê ra tất cả những điều bạn không thể làm và tìm đúng người để làm những điều đó cho bạn.

 

3. NHỮNG LỜI KHUYÊN CHUNG
     Một số lời khuyên có thể áp dụng cho bạn, bất kể công ty của bạn đang ở giai đoạn nào. 
 

MẠNG LƯỚI:
     Bạn không bao giờ biết bạn sẽ gặp ai trong bữa trưa hoặc bữa tối, có thể sẽ là nhà đầu tư, mentor, hoặc thậm chí cả những là một nhân viên tuyệt vời. Luôn luôn chọn gặp những người mới khi có thể. Tham dự các sự kiện trong cùng ngành, gia nhập vào những hội nhóm trên mạng và đọc tác phẩm của người khác. 
 

CHƠI VỚI NHỮNG NGƯỜI TÍCH CỰC:
       Hãy để vây quanh mình là những người hạnh phúc và tích cực. Người tiêu cực có thể khó đối phó và mất quá nhiều năng lượng để quản lý hay tương tác. Những người muốn tập trung vào điều tích cực sẽ có ích cho bạn khi bạn bắt đầu khởi nghiệp.
 

GIỮ GÌN SỨC KHỎE:
     Mặc dù điều này không chỉ áp dụng cho doanh nhân, nhưng những người lần đầu kinh doanh có nhiều khả năng làm việc 20 giờ một ngày và sau đó phải đối mặt với sự kiệt sức. Tập trung vào sự phát triển bản thân và thể lực của bạn cùng với tiến trình phát triển của công ty. Dành thời gian mỗi ngày để tập thể dục, thiền, và ăn uống đúng cách. Mọi người đều không giống nhau, và một số thích yoga hơn trong khi người khác cảm thấy khỏe hơn sau khi nâng tạ. Bất cứ những gì bạn cần làm để giữ sức khỏe, và sự tập trung, nên là một ưu tiên.
 

LIÊN TỤC HỎI VÀ HỌC:
       Không bao giờ ngừng hỏi. Hỏi về sản phẩm và công ty, sự cạnh tranh, hoặc thậm chí là những câu hỏi liên quan đến phát triển bản thân. Bạn không bao giờ quá già để học những điều mới mẻ. Học không bao giờ là đủ và hoàn thiện bản thân cũng là việc cả đời. Hãy đọc mỗi ngày, theo dõi các nhà lãnh đạo tư tưởng và đọc blog của họ, liên kết với những người bạn quan tâm, và tham gia vào những cơ hội mới mẻ và thú vị.
 

KHÔNG ĐƯỢC THỎA HIỆP VỚI THẤT BẠI, VÀ BIẾT KHI NÀO NÊN RÚT LUI:
      Đôi khi bạn đã có đủ. Biết khi nào bạn sẽ đạt được đích đến, và thoát khỏi nó. Biết khi nào nên bỏ cuộc cũng quan trọng ngang với việc nỗ lực liên tục mỗi ngày. Đừng sợ thất bại. Thất bại thường dạy cho bạn những bài học khó mà bạn cần phải học khiến cho sự khởi đầu kế tiếp thành công.

Bình luận