Các công việc cần làm sau khi thành lập công ty mới nhất năm 2022
- 15/03/2022 15:51
Quý doanh nhân vừa thành lập công ty và chưa nắm rõ các thủ tục sau thành lập. Bài viết này của TASCO sẽ giúp quý doanh nhân giải đáp các thắc mắc trên.
1. Nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài và nộp lệ phí thuế môn bài:
- Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp phải kê khai và nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc nếu Doanh nghiệp chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất là trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp mới thành lập áp dụng nghị định 22/2020-NĐCP về lệ phí thuế môn bài thì năm đầu tiên doanh nghiệp sẽ được miễn lệ phí thuế môn bài sau khi thành lập. Việc doanh nghiệp không phải nộp thuế nhưng vẫn phải nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài. Chính vì vậy doanh nghiệp cần chú ý thực hiện cho đúng quy định.
2. Treo biển tại trụ sở công ty:
✔ Sau khi thành lập, công ty cần treo biển tại trụ sở công ty, biển công ty phải thể hiện thông tin về tên công ty, địa chỉ, số điện thoại của công ty. Tránh trường hợp khi cơ quan thuế xuống kiểm tra trụ sở sẽ thông báo doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở và không cho doanh nghiệp đăng ký sử dụng hoá đơn.
✔ Đối với hành vi không treo biển tại trụ sở của công ty có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
3. Mở tài khoản ngân hàng công ty, thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế:
✔ Mỗi doanh nghiệp hoạt động cần phải có tài khoản ngân hàng công ty. Khi doanh nghiệp đi vào hoạt động thì việc cần có tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán bằng chuyển khoản và nộp thuế điện tử là điều tất yếu.
✔ Thời hạn chậm nhất để doanh nghiệp công bố tài khoản ngân hàng là 10 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Đăng ký chữ ký số, thực hiện nộp thuế điện tử:
✔ Chữ ký số là thiết bị phổ biến hiện nay được nhà nước yêu cầu mỗi doanh nghiệp sử dụng dùng để hỗ trợ việc doanh nghiệp nộp báo cáo và thuế điện tử, kê khai thuế quan, hải quan,… Mua chữ ký số cũng là 1 trong số những việc cần làm sau khi thành lập công ty.
⇒ Quý doanh nhân có thể tham khảo bảng giá chữ ký số tại đây.
5. Phát hành hóa đơn điện tử:
▶ Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp khi hoạt động cần phải tiến hành xuất hóa đơn theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ mà không xuất hóa đơn là hành vi trốn thuế sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải chú ý. Để có thể sử dụng hóa đơn doanh nghiệp cần phải tiến hành các thủ tục phát hành hóa đơn điện tử. Các thủ tục tục này doanh nghiệp cần tiến hành và nộp lên cơ quan thuế để được xác nhận sử dụng hóa đơn. Sau khi có hóa đơn và được phép sử dụng doanh nghiệp mới có thể tiến hành thủ tục xuất hóa đơn theo quy định.
▶ Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ hóa đơn điên tử uy tín. Tất cả các đơn vị này đều phải được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự quản lý của Tổng Cục Thuế nên doanh nghiệp chỉ cần lựa chọn nhà cung cấp phù hợp. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm các đơn vị cung cấp dịch vụ phần mềm hoá đơn điện tử tại website của các cục thuế.
⇒ Quý doanh nhân có thể tham khảo thêm tại dịch vụ cung cấp hóa đơn điện tử của TASCO.
6. Góp vốn vào công ty:
▶ Việc góp vốn vào doanh nghiệp là việc các thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập nên quan tâm. Đây là việc quan trọng bởi doanh nghiệp muốn hoạt động được phải có vốn để kinh doanh, để tuyển nhân lực, mua hàng hóa…Về quy định của pháp luật thì các thành viên phải góp vốn kể từ thời điểm nhận được giấy chứng nhận giấy đăng ký doanh nghiệp chậm nhất là 90 ngày. Chính vì vậy doanh nghiệp phải lưu ý thời gian để góp vốn vào đúng theo quy định của nhà nước.
7. Đăng ký giấy phép con:
▶ Đối với 1 số các doanh nghiệp có kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện bắt buộc phải có giấy phép con. Chính vì vậy doanh nghiệp muốn hoạt động phải tiến hành các thủ tục xin phép giấy phép con mới có thể kinh doanh theo đúng quy định. Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh riêng thì doanh nghiệp sẽ xin giấy phép con của từng cơ quan chức năng và hồ sơ cụ thể theo từng cơ quan. Do thủ tục hồ sơ đăng ký giấy phép con vô cùng phức tạp, căn cứ theo từng ngành nghề.
8. Đăng ký tham gia bảo hiểm:
▶ Việc doanh nghiệp có hoạt động và có nhân viên làm việc tại doanh nghiệp trên 3 tháng thì bắt buộc phải tham gia đóng bảo hiểm cho nhân viên. Chính vì vậy để đóng bảo hiểm doanh nghiệp cần làm hồ sơ đăng ký đóng bảo hiểm của doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã đăng ký doanh nghiệp cần tiến hành khai báo đóng bảo hiểm cho nhân viên theo quy định. Để đăng ký bảo hiểm doanh nghiệp cần phải có phần mềm quản lý bảo hiểm về vấn đề này doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn thông tin cụ thể hơn.
9. Đăng ký khấu hao tài sản cố định:
▶ Trước khi trích khấu hao TSCĐ thì doanh nghiệp phải đăng kí phương pháp trích khấu hao với chi cục thuế.
10. Khai thuế định kỳ hàng tháng/ quý theo quy định:
▶ Định kỳ hàng tháng và hàng quý, các doanh nghiệp cần lưu ý để lập báo cáo thuế bao gồm: Tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNCN, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, tạm tính tiền thuế TNDN (nếu có). Cụ thể:
10.1 Thuế giá trị gia tăng:
Trước tiên, cần xác định doanh nghiệp của mình kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý, kê khai theo phương pháp trực tiếp hay gián tiếp. Từ đó, sẽ chọn được mẫu tờ khai thuế GTGT để nộp:
● Doanh nghiệp mới thành lập, thì sẽ kê khai thuế GTGT theo quý.
● Doanh nghiệp đang hoạt động, nếu doanh thu năm trước liền kề từ 50 tỷ trở xuống, thì sẽ kê khai theo quý, nếu doanh thu lớn hơn 50 tỷ thì sẽ kê khai theo tháng.
Các tờ khai phải nộp bao gồm:
● Kê khai theo phương pháp khấu trừ: Cần nộp tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT. Lưu ý: Nếu doanh nghiệp mới thành lập muốn kê khai theo phương pháp khấu trừ tì cần đăng ký nộp Mẫu 01/GTGT.
● Kê khai theo phương pháp trực tiếp:
○ Trực tiếp trên GTGT: Nộp tờ khai thuế GTGT theo mẫu 03/GTGT
○ Trực tiếp trên doanh thu: Nộp tờ khai thuế GTGT theo mẫu 04/GTGT
10.2 Thuế thu nhập cá nhân:
Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý thì doanh nghiệp cũng kê khai thuế TNCN theo quý.
Nếu doanh nghiệp kê khai thuế TNCN theo tháng, thì sẽ xảy ra 2 trường hợp sau:
● Số thuế TNCN phải nộp trong tháng lớn hơn 50 triệu đồng thì kê khai theo tháng.
● Số thuế TNCN phải nộp phát sinh trong tháng nhỏ hơn 50 triệu đồng thì sẽ kê khai theo quý.
Các doanh nghiệp nộp mẫu tờ khai TNCN theo mẫu 05/KK-TNCN.
10.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Hàng quý, căn cứ vào số hóa đơn, chứng từ và sổ sách kế toán của doanh nghiệp, bạn sẽ tạm tính số tiền thuế TNDN phải nộp. Trong trường hợp phát sinh số tiền thuế TNDN thì chỉ cần nộp thuế TNDN đó, chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo (Không phải nộp tờ khai thuế TNDN quý).
Lưu ý: Nếu số tiền thuế TNDN tạm nộp hàng quý thấp hơn số tiền thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán năm từ 20% trở lên, thì doanh nghiệp sẽ bị phạt vì chậm nộp tiền thuế.
10.4 Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn:
Theo quy định, hầu hết các doanh nghiệp đều phải nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp theo quý.
Mẫu báo cáo tình hình: BC26-AC
▶ Lưu ý: Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền lên đến 20tr/tờ khai thuế trễ hạn cho dù doanh nghiệp có phát sinh hay chưa có phát sinh.
⇒ Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào hãy đăng ký tại đây để được TASCO tư vấn sớm nhất hoặc liên hệ hotline: 0975480868 (Zalo)
Quý khách hàng có thể tham khảo thêm một số dịch vụ khác mà TASCO cung cấp:
TASCO – ĐẠI LÝ THUẾ CHỊU TRÁCH NHIỆM CAO NHẤT MỌI DỊCH VỤ
Hotline: 0854862446 - 0975480868 (zalo)
Website: https://dailythuetasco.com hoặc https://dichvutuvandoanhnghiep.vn
Email: lienhe.dailythuetasco@gmail.com
Địa chỉ: 103/15 Nguyễn Thị Thập, P. Tân Phú, Quận 7, TPHCM
Fanpage: https://www.facebook.com/DAILYTHUETASCO
TASCO - TRAO NIỀM TIN - NHẬN GIÁ TRỊ
Bình luận
Xem thêm