6 LƯU Ý QUAN TRỌNG TRƯỚC KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

  • 07/09/2021 17:25

Thành lập doanh nghiệp – hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình là một quyết định vô cùng quan trọng.Tuy nhiên số lượng văn bản pháp lý tương đối nhiều và đặc thù là hay sửa đổi bổ sung, do vậy các bạn khó nắm bắt và không biết bắt đầu tìm hiểu từ đâu.

Đại lý thuế Tasco sẽ tổng hợp những kiến thức cốt lõi sao cho ngắn gọn và đầy đủ nhất để cho các bạn thấy được những điều cần biết khi thành lập công ty. 

Lựa chọn lạo hình doanh nghiệp thế nào?

Theo Luật doanh nghiệp 2020 mới nhất, có 5 loại hình doanh nghiệp được quy định trong luật, tuy nhiên chỉ có 4 loại hình công ty phổ biến mà khách hàng thường hay lựa chọn tùy vào nhu cầu thực tế:

 

1. Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

- Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn;

- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Ưu điểm

Nhược điểm

- Dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh, kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh.

- Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.

Mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn

 

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.

Ưu điểm

Nhược điểm

- Mức độ rủi ro cho chủ sở hữu không cao do chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ.

- Khả năng huy động vốn thấp do không được phát hành cổ phiếu

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Ưu điểm

Nhược điểm

- Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;

- Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;

- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

- Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;

- Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

4. Công ty cổ phần.

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết;

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

Ưu điểm

Nhược điểm

- Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;

- Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề;

- Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty;

- Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;

- Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.

- Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích;

- Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, Kế toán.

Điều cần biết về cách đặt tên doanh nghiệp

 

- Loại hình doanh nghiệp:

Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

- Tên riêng:

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

VD: Công ty TNHH Dịch vụ Đại lý Thuế Tasco, Công ty Cổ phần Sunrise,…

* Những điều cấm trong việc đặt tên doanh nghiệp:

  • Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký
  • Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Do đó, bạn nên lựa chọn một vài tên dự kiến sau đó tham khảo tên các doanh nghiệp đang hoạt động tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để khi đăng ký tỷ lệ thành công cao nhất.

Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp?

- Thông thường địa chỉ doanh nghiệp được xác định như sau:

“Số nhà kèm tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh”

VD: Ở thành phố thì xác định địa chỉ như sau:

+ 400 Trường Chinh, phường 15, quận Tân Bình, TP.HCM

Ở tỉnh thì xác định địa chỉ như sau:

23 Phan Trung, Khu Phố 12, phường Phú Thủy, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

- Đối với những địa chỉ nằm ở chung cư thì khi đăng ký kinh doanh người đăng ký cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Chung cư có chức năng để ở thì không được phép đặt trụ sở công ty để thực hiện chức năng kinh doanh ở đó, tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại/chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh cho những khu xác định và cụ thể như lầu trệt, tầng 1, tầng 2…
  • Đối với những ngành sản xuất gây ô nhiễm tiếng ồn hay ô nhiễm môi trường thì phải xem xét đó có thuộc khu dân cư đông đúc hay không để dự tính đặt địa chỉ. Đối với những địa chỉ khác có xác định địa chỉ rõ ràng đối với ngành nghề bình thường thì các bạn hoàn toàn có thể đặt địa chỉ trụ sở để kinh doanh.

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh?

- Phải tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh thực tế có phù hợp với ngành nghề theo quy định của pháp luật.
- Trong quá trình thành lập doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp sau này:

  • Ngành nghề của mình có thuộc danh mục cấm kinh doanh?
  • Ngành nghề kinh doanh của mình có được phép hoạt động tại nơi mình đặt trụ sở hay không?
  • Ngành nghề sản xuất của mình có được phép sản xuất tại nơi doanh nghiệp đặt dịa chỉ kinh doanh hay không?
  • Ngành nghề của mình đã khớp với hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hay chưa?
  • Ngành nghề kinh doanh của mình có phù hợp với quy hoạch phát triển vùng kinh tế, ngành kinh tế của từng địa phương hay không?

 Mình phải đăng ký ngành nghề như thế nào để vừa đủ điều kiện hoạt động kinh doanh hiện tại và dự định được những ngành nghề có kế hoạch hoạt động và phát triển trong tương lai. Đó là những thắc mắc có thể hầu hết khách hàng đang vướng mắc và phân vân trước khi bắt đầu công việc kinh doanh của mình.


Tham khảo thêm mã ngành nghề tại đây


Vốn điều lệ của doanh nghiệp là bao nhiêu?

1. Vốn điều lệ và vốn pháp định là gì?

– Vốn điều lệ là số vốn do thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào điều lệ công ty

– Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề

 – Doanh nghiệp được tự đưa ra mức vốn điều lệ. Tuy nhiên, không nên đưa ra mức thực tế không có thật. Nếu bị phát hiện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Pháp Luật.

2. Thời hạn góp đủ số vốn cam kết

 Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đã cam kết trong thời hạn 90 ngày. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Quy định chung cho các công ty:

a) Công Ty TNHH

Theo Luật doanh nghiệp 2020, thời hạn thành viên hoàn thành nghĩa vụ góp đủ vốn điều lệ trong giấy ĐKKD là 90 tháng kể từ ngày công ty được cấp GCN ĐKKD. Trong thời hạn đó, thành viên góp vốn không đủ, có thể giảm vốn điều lệ, hoặc nếu đã góp đủ và muốn góp thêm, doanh nghiệp có thể đăng ký tăng vốn điều lệ.

b) Công Ty TNHH một thành viên

Tăng vốn điều lệ bằng việc đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp. Trường hợp huy động thêm vốn của người khác, công ty phải chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên trong 15 ngày, kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty.

 c) Công Ty TNHH hai thành viên trở lên

 Được tăng/ giảm vốn điều lệ bằng cách tăng/ hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ; Tiếp nhận/ mua lại phần vốn góp; Tăng/giảm vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng/giảm của công ty

d) Công Ty Cổ Phần

Theo Luật Doanh Nghiệp 2020 vốn điều lệ của công ty cổ phần do các cổ đông sáng lập tự thỏa thuận và ghi vào điều lệ của công ty. Nhưng các cổ đông sáng lập có thể mua và thanh toán trong vòng 90 ngày. Đây là đặc trưng của công ty Cổ Phần, hay còn được gọi là công ty mở.

e) Công Ty Hợp Danh và Doanh nghiệp Tư Nhân

Được tăng/ giảm vốn điều lệ; Thời hạn góp vốn, tăng/ giảm vốn điều lệ của các loại hình công ty cũng có nhiều điểm phức tạp và chưa thống nhất.

Vậy nên đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu?

Doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn điều lệ hợp lý. Không nên đăng ký quá thấp hoặc quá cao vì thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tương đối đơn giản, trong khi đó thủ tục giảm vốn điều lệ công ty lại tương đối nhiều điều kiện và cần thời gian nhất định

Điều cần biết về thành viên góp vốn, cổ đông góp vốn

- Thành viên góp vốn là những người cùng bỏ tiền bạc và công sức ra kinh doanh với công việc chung tạo ra lợi nhuận và phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ đóng góp tiền bạc, công sức, chất xám… Do vậy khi bắt đầu công việc kinh doanh cần quy định và xác định rõ trách nhiệm của mỗi người. Việc quy định phân chia công việc, phân chia lợi nhuận nên được lập thành hợp đồng để tránh phát sinh những tranh chấp sau này.
- Tìm được những thành viên/ cổ đông đồng lòng, đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định sự phát triển của doanh nghiệp, . Hãy suy nghĩ, cân nhắc lựa chọn cá nhân/ tổ chức để cùng thành lập doanh nghiệp.


Xem thêm các bài viết:

Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2021

Một số chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ tháng 08/2021


 

Tasco - Đại lý thuế chịu trách nhiệm cao nhất mọi dịch vụ 

               Tasco - Trao niềm tin - Nhận giá trị

Hãy liên hệ với TASCO để được tư vấn miễn phí:

 Hotline: 0854862446 - 0975480868 (zalo)

 Website: dailythuetasco.com hoặc dichvutuvandoanhnghiep.vn

 Email:  lienhe.dailythuetasco@gmail.com  

Bình luận