Thuế khoán là gì?
- 17/05/2022 16:02
1. Thuế khoán là gì?
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, có ý nghĩa và vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia. Ngày nay, khi cuộc sống con người ngày càng phát triển, việc tiếp cận với khái niệm thuế đến với người dân phổ biến và rộng rãi hơn. Tuy nhiên, không phải cá nhân, hộ kinh doanh hay doanh nghiệp nào cũng nắm rõ về tất cả các loại thuế.
Thuế khoán hay còn được gọi là thuế trọn gói. Thuế khoán thường được áp dụng cho cá nhân, hộ kinh kinh doanh. Đây là loại thuế cố định với mỗi cá nhân, bắt buộc mỗi cá nhân phải nộp cho chính phủ một khoản tiền như nhau không phân biệt khả năng thu nhập, tiêu dùng, tích lũy…của họ.
Mức thuế khoán là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do cơ quan thuế xác định theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.
2. Đặc điểm của thuế khoán:
✔ Thuế khoán là một loại thuế có giá trị cố định, đánh vào tất cả các cá nhân kinh doanh.
✔ Đây là loại thuế quản lý tương đối dễ dàng, giảm thiểu được gian lận thuế do đánh vào tất cả các cá nhân kinh doanh, không có sự phân biệt đối tượng.
✔ Mức thuế khoán cũng là mức thuế tương đối thấp
✔ Mỗi hộ kinh doanh cá thể đều phải nộp thuế bằng một mức nhất định dựa vào mức thu nhập tương đối tự kê khai.
✔ Ngoài ra, thuế khoán áp dụng cho hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ, mang tính chất tương đối do mức thuế khoán được các cơ quan thuế quy định , dựa vào doanh thu và quy mô của hộ kinh doanh để định ra mức thuế khoán phù hợp.
3, Đối tượng áp dụng thuế khoán:
Cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật
Cá nhân kinh doanh có doanh thu > 100 triệu đồng/năm sẽ cần nộp thuế khoán.
Ngoài ra, cá nhân kinh doanh là đối tượng không cư trú nhưng có địa điểm kinh doanh cố định trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện khai thuế như đối với cá nhân kinh doanh là đối tượng cư trú.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán không phải thực hiện chế độ kế toán. Hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh. Riêng trường hợp hộ khoán kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa hợp pháp và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Hộ khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: hộ khoán mới ra kinh doanh, hộ khoán kinh doanh thường xuyên theo thời vụ, hộ khoán ngừng, tạm ngừng kinh doanh. Đối với hộ khoán kinh doanh không trọn năm, mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định hộ khoán không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN là doanh thu tính thuế TNCN của một năm dương lịch (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định mức thuế khoán phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh.
Hộ khoán khai thuế theo năm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế, nộp thuế theo thời hạn ghi trên Thông báo nộp tiền của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Quản lý thuế. Trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng số thì hộ khoán khai thuế, nộp thuế riêng đối với doanh thu phát sinh trên hóa đơn đó theo từng lần phát sinh.
4. Các trường hợp miễn giảm thuế:
Đối với các cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh:
▶ Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán ngừng/nghỉ kinh doanh thì thông báo ngừng/nghỉ kinh doanh đến cơ quan thuế chậm nhất là một ngày trước khi ngừng/nghỉ kinh doanh
▶ Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán nghỉ liên tục từ trọn 01 (một) tháng (từ ngày mùng 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng đó) trở lên được giảm 1/3 số thuế khoán phải nộp của quý.
▶ Trường hợp cá nhân nghỉ liên tục trọn 02 (hai) tháng trở lên được giảm 2/3 số thuế khoán phải nộp của quý
▶ Trường hợp cá nhân nghỉ trọn quý được giảm toàn bộ số thuế khoán phải nộp của quý.
▶ Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán ngừng/nghỉ kinh doanh không trọn tháng thì không được giảm thuế khoán phải nộp của tháng.
Đối với các cá nhân bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo:
▶ Đây là những trường hợp bất khả kháng mà các cá nhân kinh doanh không thể lường trước nên Nhà nước có chính sách hỗ trợ giúp đỡ.
▶ Thời gian gửi văn bản đề nghị miễn (giảm) thuế theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTCđến cơ quan thuế chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Đối với các cá nhân chuyển đổi hình thức khai thuế:
▶ Cá nhân kinh doanh đang nộp thuế theo phương pháp khoán nếu có yêu cầu chuyển đổi hình thức khai thuế theo từng lần phát sinh thì cơ quan thuế chấm dứt quản lý thuế đối với cá nhân theo phương pháp khoán và thực hiện thủ tục giảm thuế khoán theo hướng dẫn như với cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh hướng dẫn tại điểm a khoản 11 Điều này đối với số tháng không nộp thuế theo phương pháp khoán.
⇒ Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào hãy đăng ký tại đây để được TASCO tư vấn sớm nhất hoặc liên hệ hotline: 0975480868 (Zalo)
Quý khách hàng có thể tham khảo thêm một số dịch vụ khác mà TASCO cung cấp:
TASCO – ĐẠI LÝ THUẾ CHỊU TRÁCH NHIỆM CAO NHẤT MỌI DỊCH VỤ
Hotline: 0854862446 - 0975480868 (zalo)
Website: https://dailythuetasco.com hoặc https://dichvutuvandoanhnghiep.vn
Email: lienhe.dailythuetasco@gmail.com
Địa chỉ: 103/15 Nguyễn Thị Thập, P. Tân Phú, Quận 7, TPHCM
Fanpage: https://www.facebook.com/DAILYTHUETASCO
TASCO - TRAO NIỀM TIN - NHẬN GIÁ TRỊ
Bình luận
Xem thêm