Quy định về mã ngành nghề kinh doanh
- 25/08/2022 15:43
1. Ngành nghề kinh doanh là gì?
Ngành nghề kinh doanh là ngành kinh tế được phân loại theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng chính phủ ban hành. Hệ thống ngành kinh tế này (Bảng phía dưới), có mã từng ngành được phân theo nhóm rất chi tiết.
Việc phân loại ngành nghề kinh doanh sẽ giúp nhà nước dễ dàng trong việc quản lý kinh tế và xã hội. Đồng thời, tạo thành chuẩn mực cho mỗi loại hình doanh nghiệp kinh doanh đặc thù của mỗi công ty.
2. Quy định về ngành nghề kinh doanh:
✔ Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.
✔ Chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
✔ Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
✔ Cấm kinh doanh các ngành nghề cấm kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.
3. Hệ thống mã ngành nghề kinh doanh ở Việt Nam:
➤ Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp đăng ký, chiến lược kinh doanh mà bạn phải chuẩn bị các thủ tục thành lập doanh nghiệp phù hợp hay cần nắm ngành nghề kinh doanh là gì, mã ngành kinh tế là gì hay mã hóa ngành nghề theo hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam mới nhất như thế nào.
➤ Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam quy định danh mục gồm có 5 cấp theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, gồm:
➥ Ngành cấp 1: Mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U, gồm 21 ngành;
➥ Ngành cấp 2: Mã hóa bằng 2 số theo mã ngành cấp 1 tương ứng, gồm có 88 ngành;
➥ Ngành cấp 3: Mã hóa bằng 3 số theo mã ngành cấp 2 tương ứng, gồm 242 ngành;
➥ Ngành cấp 4: Mã hóa bằng 4 số theo mã ngành cấp 3 tương ứng, gồm 486 ngành;
4. Quy định về mã ngành nghề kinh doanh:
4.1. Ngành nghề kinh doanh không có điều kiện:
Phải đăng ký theo mã ngành cấp 4, sau đó mới bổ sung mã ngành nghề cấp 5 theo quy định của pháp luật (nếu có);
Trường hợp muốn ghi chi tiết hơn mã ngành kinh doanh cấp 4: Chọn một ngành nghề kinh doanh cấp 4 rồi ghi chi tiết bên dưới các ngành nghề kinh doanh phù hợp với ngành, mã ngành cấp 4 đó.
4.2. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
Ghi theo mã ngành đăng ký kinh doanh trong văn bản pháp luật quy định ngành nghề đó.
4.3.Ngành, nghề đầu tư kinh doanh không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (được văn bản pháp luật khác quy định):
Ghi chi tiết ngành nghề theo văn bản pháp luật quy định ngành nghề đó.
4.4 Ngành nghề kinh doanh không có trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam (chưa được quy định trong văn bản khác):
Vẫn được đăng ký kinh doanh nếu không nằm trong danh mục ngành nghề cấm kinh doanh;
Được cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và ghi nhận vào cơ sở dữ liệu quốc gia, gửi văn bản thông báo cho Tổng cục Thống kê - Bộ KH&ĐT để bổ sung ngành nghề kinh doanh mới.
⇒ Đăng ký tại đây để được TASCO tư vấn sớm nhất hoặc liên hệ hotline: 0975480868 (Zalo)
Quý doanh nhân có thể tham khảo thêm một số dịch vụ khác mà TASCO cung cấp:
TASCO – ĐẠI LÝ THUẾ CHỊU TRÁCH NHIỆM CAO NHẤT MỌI DỊCH VỤ
Hotline: 0854862446 - 0975480868 (zalo)
Website: https://dailythuetasco.com hoặc https://dichvutuvandoanhnghiep.vn
Email: lienhe.dailythuetasco@gmail.com
Địa chỉ: 103/15 Nguyễn Thị Thập, P. Tân Phú, Quận 7, TPHCM
Fanpage: https://www.facebook.com/DAILYTHUETASCO
TASCO - TRAO NIỀM TIN - NHẬN GIÁ TRỊ
Bình luận
Xem thêm