Điều kiện để thành lập công ty kinh doanh dịch vụ vận tải
- 21/06/2022 12:47
1. Kinh doanh dịch vụ vận tải là gì?
Dịch vụ vận tải được hiểu là hoạt động kinh tế diễn ra giữa người vận tải (chủ thể) với người sử dụng và trả tiền (khách thể). Dịch vụ này được tiến hành bằng nhiều phương tiện khác nhau như: đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không và đường ống.
Các loại hình kinh doanh vận tải:
✔ Kinh doanh vận tải hàng không.
✔ Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.
✔ Kinh doanh vận tải ven biển nội địa.
✔ Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
2. Điều kiện để thành lập công ty kinh doanh dịch vụ vận tải:
2.1. Kinh doanh vận tải hàng không:
Điều kiện về vốn điều lệ tối thiểu:
➥ Khai thác đến 10 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 300 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;
➥ Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 1.000 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 600 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;
➥ Khai thác trên 30 tàu bay: 1.300 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 700 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa.
Điều lệ vận chuyển:
➥ Mỗi doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không phải có điều lệ riêng và điều lệ của công ty vận tải hàng không phải . Điều lệ vận chuyển là bộ phận cấu thành của hợp đồng vận chuyển hàng không, quy định các điều kiện của người vận chuyển đối với việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư bằng đường hàng không.
➥ Điều lệ vận chuyển không được trái với quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam và quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2.2. Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa:
Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải thủy nội địa.
Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; phù hợp với hình thức và phương án kinh doanh.
Thuyền viên phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Thuyền viên phải đủ tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
Thuyền viên, nhân viên phục vụ có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủ hộ kinh doanh).
Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và người thứ ba.
2.3. Kinh doanh vận tải ven biển nội địa:
Điều kiện về tài chính: Phải có bảo lãnh theo quy định của pháp luật với mức tối thiểu là 05 (năm) tỷ Đồng Việt Nam hoặc mua bảo hiểm để bảo đảm nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên theo quy định.
Điều kiện về tàu thuyền: Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu biển; nếu tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực như sau:
➥ Về tổ chức bộ máy, gồm: Bộ phận quản lý an toàn theo quy định của Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn (ISM Code); bộ phận quản lý an ninh hàng hải theo quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Code);
➥ Về nhân lực: Người được giao phụ trách lĩnh vực quản lý an toàn, an ninh hàng hải phải được đào tạo, huấn luyện và được cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2.4. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:
Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ôtô theo quy định của pháp luật;
Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;
Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;
Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
3. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ vận tải:
3.1. Nơi cấp giấy phép kinh doanh:
▶ Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
3.2. Quy trình thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ vận tải:
👉 Bước 1: Tư vấn cho quý doanh nhân về các quy định thành lập công ty
👉 Bước 2: Soạn thảo hồ sơ và đưa cho quý doanh nhân ký.
👉 Bước 3: TASCO sẽ thay quý doanh nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả.
👉 Bước 4: Giao giấy chứng nhận đăng ký tận tay cho quý doanh nhân.
👉 Bước 5: Tư vấn sau thành lập.
3.3. Hồ sơ thực hiện bao gồm:
➥ Điều lệ công ty;
➥ Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty;
➥ Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải là đại diện pháp luật);
➥ Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên/cổ đông (không quá 6 tháng);
➥ Danh sách thành viên/cổ đông (loại hình công ty TNHH 2TV trở lên và công ty cổ phần).
⇒ Đăng ký tại đây để được TASCO tư vấn sớm nhất hoặc liên hệ hotline: 0975480868 (Zalo)
Quý doanh nhân có thể tham khảo thêm một số dịch vụ khác mà TASCO cung cấp:
TASCO – ĐẠI LÝ THUẾ CHỊU TRÁCH NHIỆM CAO NHẤT MỌI DỊCH VỤ
Hotline: 0854862446 - 0975480868 (zalo)
Website: https://dailythuetasco.com hoặc https://dichvutuvandoanhnghiep.vn
Email: lienhe.dailythuetasco@gmail.com
Địa chỉ: 103/15 Nguyễn Thị Thập, P. Tân Phú, Quận 7, TPHCM
Fanpage: https://www.facebook.com/DAILYTHUETASCO
TASCO - TRAO NIỀM TIN - NHẬN GIÁ TRỊ
Bình luận
Xem thêm