Các vấn đề pháp lý liên quan mà doanh nghiệp thường hay gặp phải

  • 19/03/2022 15:55

CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN MÀ DOANH NGHIỆP THƯỜNG HAY GẶP PHẢI

     Trong quá trình từ khi thành lập doanh nghiệp đến khi đi vào hoạt động kinh doanh, sản xuất. Doanh nghiệp không thể tránh được các vấn đề phát sinh liên quan đến pháp lý như, thủ tục thay đổi, chứng chỉ hay giấy phép con, hay đến nội bộ nhân sự cho đến các hợp đồng mua bán....
     Để giảm thiểu tối đa những vấn đề pháp lý sẽ xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần chủ động làm đúng và tuân thủ pháp luật ngày tư những bước đầu tiên. Sau đây sẽ là một số vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp thường hay gặp phải:

 Đối với những doanh nghiệp vừa thành lập:

       ✔ Xác định số lượng người/tổ chức góp vốn thành lập doanh nghiệp, từ đó lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.

       ✔ Xác định được lĩnh vực kinh doanh. Từ lĩnh vực kinh doanh chính mà quý doanh nhân mong muốn, TASCO sẽ tư vấn giúp quý doanh nhân lựa chọn các ngành nghề kinh doanh phù hợp với quy định pháp luật.

       ✔ Vốn điều lệ: Phần lớn các ngành nghề kinh doanh không yêu cầu mức vốn cụ thể, tuy nhiên, vẫn có một số ngành nghề có điều kiện về vốn, cụ thể yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu để được phép hoạt động. Theo đó, mức vốn này được gọi là mức vốn pháp định và thông thường vốn pháp định sẽ được quy định cụ thể trong luật điều chỉnh từng ngành nghề kinh doanh.

      ✔ Tên doanh nghiệp: tên tiếng việt, tên tiếng anh và tên viết tắt. Lưu ý: Quý doanh nhân nên lựa chọn tên một cách cẩn thận, tránh bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác, nếu không tên mà quý doanh nhân lựa chọn sẽ bị từ chối đăng ký.

      ✔ Trụ sở: Theo quy định của Điều 35 Luật doanh nghiệp: Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

    ✔ Đại diện theo pháp luật:  Người đại diện theo pháp luật được chỉ định trong điều lệ của công ty (thường dưới dạng chức danh quản lý nào của công ty sẽ giữ vai trò là người đại diện theo pháp luật thay vì chỉ định định danh một cá nhân cụ thể), theo quy định của pháp luật hoặc do Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tố tụng khác chỉ định theo quy định của pháp luật.

 Đối với doanh nghiệp đã đi vào hoạt động:

       Rủi ro về pháp lý:

            ▶ Khi có chính sách pháp luật mới nhưng doanh nghiệp chưa nắm bắt được.

            ▶ Doanh nghiệp chưa cập nhật được những điểm mới, chưa vận dụng được vào thực tiễn.

       Tranh chấp giữa các công ty khi có xung đột về quyền lợi, giữa các công ty nảy sinh:

            ▶ Phát sinh khi có vi phạm bản quyền, cạnh tranh,

            ▶ Phát sinh giải quyết nợ khó đòi …

            ▶ Tranh chấp tài sản, hợp đồng, tài sản sở hữu trí tuệ.

            ▶ Hợp đồng mua bán, hợp tác và những vấn đề pháp lý cần lưu tâm.

            ▶ Sang tên, mua bán công ty, cổ phần.

       Tranh chấp nội bộ:

            ▶ Các vấn đề liên quan đến bộ máy quản trị nội bộ, điều hành công ty, rất hay có những tranh chấp phát sinh.

            ▶ Quyền và nghĩa vụ các cổ động, thành viên nên rõ ràng tránh để xảy ra tranh chấp.

            ▶ Các vấn đề liên quan đến cổ phần, cổ phiếu hay cơ cấu cổ tức cần làm rõ.

       Tranh chấp với cơ quan nhà nước:

            ▶ Mâu thuẫn trong công tác quản lý, báo cáo về thuế, bảo hiểm xã hội, vi phạm hành chính.

       Thiệt hại do thiếu am hiểu thủ tục hành chính, chính sách pháp luật về đầu tư, về thuế.

       Không nắm rõ các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp:

            ▶ Các quyền cơ bản của doanh nghiệp bao gồm: Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm; Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh; Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn; Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng; Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu; Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp; Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật; Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật; Quyền khác theo quy định của pháp luật.

            ▶ Nghĩa vụ của doanh nghiệp thì chỉ cần doanh nghiệp không thực hiện, không tuân thủ thì trước sau gì cũng gặp rủi ro, thậm chí là rủi ro rất lớn và ảnh hướng tới sự sống còn của doanh nghiệp và mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để giải quyết.  

⇒ Nếu quý doanh nhân còn bất kỳ thắc mắc nào hãy đăng ký tại đây để được TASCO tư vấn sớm nhất hoặc liên hệ hotline: 0975480868 (Zalo)

Quý khách hàng có thể tham khảo thêm một số dịch vụ khác mà TASCO cung cấp:

                 Dịch vụ đại lý thuế

                 Dịch vụ kế toán trọn gói

                 Dịch vụ quyết toán thuế TNDN

                 Dịch vụ lập báo cáo tài chính

TASCO – ĐẠI LÝ THUẾ CHỊU TRÁCH NHIỆM CAO NHẤT MỌI DỊCH VỤ

Hotline: 0854862446 - 0975480868 (zalo)

Website: https://dailythuetasco.com hoặc https://dichvutuvandoanhnghiep.vn

Email: lienhe.dailythuetasco@gmail.com

Địa chỉ: 103/15 Nguyễn Thị Thập, P. Tân Phú, Quận 7, TPHCM

Fanpage: https://www.facebook.com/DAILYTHUETASCO

                              TASCO - TRAO NIỀM TIN - NHẬN GIÁ TRỊ

 

Bình luận